190
/
169669
Cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ
cap-phat-thuoc-thiet-yeu-phong-benh-sau-mua-lu
news

Cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ

Thứ 2, 16/09/2024 | 14:59:00
1,586 lượt xem

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 15-9, ông Đỗ Xuân Tuyên, thứ trưởng Bộ Y tế, cho hay ngay sau bão Yagi đi qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo sở y tế các địa phương bị ảnh hưởng nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lũ.

Cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh sau mưa lũ - Ảnh 1.

Dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh - Ảnh: NAM TRẦN

Bên cạnh đó các địa phương phân bổ ngân sách hoặc sử dụng nguồn xã hội hóa để cấp phát thuốc thiết yếu phòng bệnh cho người dân vùng bão lũ.

"Với những dịch bệnh có thể bùng phát sau bão lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương, lực lượng y tế dự phòng cấp phát thuốc thiết yếu như thuốc nhỏ mắt (phòng đau mắt đỏ), thuốc tiêu chảy (phòng bệnh đường tiêu hóa), sát trùng, băng bông cá nhân (sử dụng khi người dân bị thương), thuốc hạ sốt…

Đây là những loại thuốc cần thiết giúp người dân có thể tự chăm sóc sức khỏe trong điều kiện hiện nay. Đặc biệt là ở các địa phương đang bị cô lập do bão lũ", ông Tuyên nói.

Ông Tuyên cũng cho hay hiện nay các tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại rất nặng nề, nguồn ngân sách cũng hạn hẹp, vì vậy rất cần sự chung tay của cộng đồng, các doanh nghiệp để cấp phát thuốc thiết yếu cho người dân.

Giúp người dân vùng lũ, cần chuẩn bị thuốc men gì?

Thứ nhất là thuốc hạ sốt, giảm đau: chọn thuốc Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau an toàn cho trẻ em. Có nhiều dạng như viên, sirô, thuốc đạn để lựa chọn phù hợp với độ tuổi của bé; cẩn thận khi chọn Ibuprofen, ngoài tác dụng hạ sốt, Ibuprofen còn có tác dụng giảm viêm.

Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng. Nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì không được dùng thuốc này, vì nó có tác dụng phụ là gây xuất huyết.

Thứ hai là thuốc trị tiêu chảy gồm thuốc bù nước và điện giải như Oresol dùng khi bị tiêu chảy chống mất nước và bù lượng nước bị mất do tiêu chảy; Smecta là thuốc hấp phụ, giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Nhưng phải có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu tiêu chảy ra phân có máu thì phải đi khám bác sĩ.

Thứ ba là thuốc trị bệnh ngoài da như kem chống ngứa: giảm ngứa do muỗi đốt, côn trùng cắn hoặc các bệnh ngoài da khác; thuốc kháng nấm: ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm nấm da thường gặp sau mưa lũ.

Thứ tư là nhóm thuốc khác: thuốc nhỏ mắt nơi dừng nước muối sinh lý, như Efticol 9 phần ngàn. Còn thuốc nhỏ mắt kháng sinh để điều trị các bệnh về mắt nên có ý kiến bác sĩ; thuốc bôi vết thương như dung dịch sát khuẩn, cồn 70 độ, cồn iod để khử trùng và bảo vệ vết thương.

Thuốc cho bé là loại dược phẩm phải được sử dụng đúng cách, như tuân thủ đúng liều lượng thuốc được hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài thuốc, cũng cần chuẩn bị dụng cụ y tế như bộ sơ cứu gạc, bông, cồn, thuốc sát trùng…

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/cap-phat-thuoc-thiet-yeu-phong-benh-sau-mua-lu-20240916095417125.htm

  • Từ khóa

Phòng bệnh sau mưa lũ: Những loại thuốc và vật dụng y tế nào cần có?

Tủ thuốc gia đình với những loại thuốc thiết yếu cùng các vật dụng chăm sóc cá nhân như dung dịch sát khuẩn, băng keo cá nhân, băng gạc... sẽ hỗ trợ tích...
08:00 - 19/09/2024
1 lượt xem

Trên 20 loại ung thư có tính di truyền, cách gì phát hiện sớm để điều trị hiệu quả hơn?

Khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền. Những gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền được khuyến khích chủ động tầm soát sớm. Các bệnh...
16:00 - 18/09/2024
384 lượt xem

Người lớn tuổi gặp điều này trong khi ngủ, coi chừng bị tăng huyết áp

Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí y khoa npj Digital Medicine, đã phát hiện một hiện tượng phổ biến trong khi ngủ có thể cảnh báo nguy cơ...
13:45 - 18/09/2024
436 lượt xem

Làm rõ nguyên nhân học sinh nghi ngộ độc sau tiệc Trung thu

Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại một trường nội trú ở tỉnh Hà Giang, sau bữa tiệc Trung thu
09:53 - 18/09/2024
545 lượt xem

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ những món ăn kỵ trà

Trà là thức uống quen thuộc trên thế giới. Và nhiều người vẫn quen uống trà trong hoặc ngay sau bữa ăn.
07:59 - 18/09/2024
569 lượt xem