190
/
169608
Ngoài bánh chưng, mì tôm, có thể cứu trợ thực phẩm gì cho bà con vùng bão lũ?
ngoai-banh-chung-mi-tom-co-the-cuu-tro-thuc-pham-gi-cho-ba-con-vung-bao-lu
news

Ngoài bánh chưng, mì tôm, có thể cứu trợ thực phẩm gì cho bà con vùng bão lũ?

Thứ 7, 14/09/2024 | 18:51:25
1,885 lượt xem

Hiện nay, nhiều nhóm thiện nguyện đang tổ chức quyên góp, vận chuyển đồ cứu trợ cho bà con chịu ảnh hưởng bởi bão lũ tại các tỉnh phía Bắc. Ngoài đóng góp tiền, đồ dùng thiết yếu, những loại thực phẩm nào nên được mang đến cho người dân lúc này?

Nhiều loại thực phẩm được người dân tự chế biến nên ghi rõ ngày sản xuất để phân bổ phù hợp, đảm bảo an toàn khi sử dụng - Ảnh: Nguồn Cục An toàn thực phẩm

Thực phẩm tự chế biến cần ghi rõ ngày sản xuất

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có khuyến cáo về việc đảm bảo an toàn thực phẩm hỗ trợ đến người dân vùng bị thiên tai, bão lũ.

Theo Cục An toàn thực phẩm, năm nay nhiều loại thực phẩm được cứu trợ như bánh chưng, bánh mì, mì tôm,... được người dân chung tay gửi đến bà con vùng thiên tai, bão lũ.

Cục khuyến cáo các tổ chức nên ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mì ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Các thực phẩm này có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định.

Ngoài ra, có thể ủng hộ các loại vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ.

Đặc biệt khi tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ người dân vùng bão, lũ cần lưu ý:

Lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như: thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh tét. Sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không.

Đối với những loại thực phẩm người dân tự chế biến, cần đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

Đặc biệt, khi đóng gói và hút chân không, nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.

Ngoài bánh chưng, mì tôm, có thể quyên góp gì cho bà con vùng bão lũ? - Ảnh 2.

Người dân cùng chung tay chất hàng hóa, nhu yếu phẩm lên xe tải ủng hộ đồng bào vũng lũ phía Bắc - Ảnh: THANH NGUYÊN

Cách nhận biết thực phẩm không đảm bảo an toàn

Theo Cục An toàn thực phẩm, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không mặc dù có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng cũng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Vì vậy khi nhận được thực phẩm hỗ trợ, người dân cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn.

Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Đối với thực phẩm đóng hộp không phồng, nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là có không khí ở trong, hơi "nặng mùi" cũng không nên sử dụng để phòng đã bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là độc tố botulinum.

Với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh giầy, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không thì trước khi sử dụng cần quan sát kỹ.

Nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng.

Các loại thực phẩm này có hạn sử dụng ngắn, trong vòng vài ngày, nên cần được biết ngày sản xuất, đóng gói.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các địa phương bố trí lực lượng tổ chức tiếp nhận và cấp phát hàng thực phẩm cứu trợ nhanh chóng nhất có thể cho người dân.

Chủ động dự trữ thuốc men, hóa chất, phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng để chủ động xử lý, khắc phục nếu có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh liên quan đến thực phẩm xảy ra.

Theo Dương Liễu/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/ngoai-banh-chung-mi-tom-co-the-cuu-tro-thuc-pham-gi-cho-ba-con-vung-bao-lu-20240914162341469.htm

  • Từ khóa

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
227 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
272 lượt xem

'Hay nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều', bác sĩ chỉ ra bệnh, cách phòng

Nhiều người ở độ tuổi trung niên thường có biểu hiện nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều tối. Nếu không nhận biết và điều trị đúng bệnh, có thể...
13:13 - 21/11/2024
308 lượt xem

Đau đầu ở đâu nói lên điều gì?

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Các vị trí đau đầu khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe khác...
10:44 - 21/11/2024
402 lượt xem

Phát hiện 'thủ phạm' khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người...
07:13 - 21/11/2024
444 lượt xem