190
/
169368
Những ai nên tránh tắm nước lạnh vì ảnh hưởng đến tim?
nhung-ai-nen-tranh-tam-nuoc-lanh-vi-anh-huong-den-tim
news

Những ai nên tránh tắm nước lạnh vì ảnh hưởng đến tim?

Thứ 3, 10/09/2024 | 14:15:00
1,980 lượt xem

Tắm nước lạnh có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như giảm đau, giảm viêm, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng... Thế nhưng, một số trường hợp cần tránh tắm bằng nước lạnh vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Khi tiếp xúc dòng nước lạnh, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, tăng lượng ô xy hấp thụ và cả sự tỉnh táo. Thế nhưng, những tác động này cũng có thể đẩy huyết áp lên cao. Với một số người, huyết áp tăng sẽ kèm theo nguy hiểm tiềm ẩn của đau tim hoặc đột quỵ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Những ai nên tránh tắm nước lạnh vì ảnh hưởng đến tim?- Ảnh 1.

Những người mắc bệnh tim cần tránh tắm nước lạnh ẢNH: PEXELS

Tiếp xúc với nước lạnh một cách đột ngột có thể khiến cơ thể bị sốc, làm các mạch máu co lại. Nhip tim cũng sẽ phản ứng bằng cách đập nhanh hơn. Các phản ứng này khiến tim làm việc nhiều hơn và đẩy huyết áp tăng.

Thân nhiệt lúc bình thường sẽ ở khoảng 37 độ C. Tắm hay ngâm mình trong nước lạnh có thể khiến thân nhiệt giảm. Nếu giảm xuống dưới 35 độ C thì sẽ dẫn đến hạ thân nhiệt. Lúc này, cơ tim có thể bị tổn thương. Hạ thân nhiệt có khả năng xảy ra ngay cả ở người trẻ và khỏe mạnh.

Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nước tắm trung bình giảm 1 độ C thì nguy cơ tử vong sẽ tăng thêm 0,49%. Ngoài nhiệt độ nước, các yếu tố khác từ môi trường cũng ảnh hưởng đến nguy cơ đau tim, chẳng hạn như thay đổi áp suất khí quyển, độ ẩm thấp và gió. Các tác nhân này có thể kích hoạt cơ thể phản ứng tiêu cực bằng cách tăng hoạt động của hệ thần kinh, khiến mạch máu co lại, gây co thắt cơ phổi, thậm chí làm đặc máu, gây căng thẳng cho tim.

Những người mắc bệnh tim hay phổi được khuyến cáo là cần hạn chế tắm nước lạnh. Thai phụ trước khi tắm nước lạnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Thay vào đó, những người này được khuyến cáo tắm ở nhiệt độ nước từ 28 đến 32 độ C. Đây là khung nhiệt độ được xem là an toàn cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài tiếp xúc với nước lạnh đột ngột thì vẫn còn nhiều nguyên nhân khác có thể góp phần gây đau tim. Những nguyên nhân này gồm lão hóa, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao. Lối sống ít vận động và chế độ ăn nhiều đường bột, chất béo có hại cũng góp phần vào nguy cơ đau tim, theo Healthline.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/nhung-ai-nen-tranh-tam-nuoc-lanh-vi-anh-huong-den-tim-18524090820045161.htm

  • Từ khóa

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
229 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
274 lượt xem

'Hay nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều', bác sĩ chỉ ra bệnh, cách phòng

Nhiều người ở độ tuổi trung niên thường có biểu hiện nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều tối. Nếu không nhận biết và điều trị đúng bệnh, có thể...
13:13 - 21/11/2024
309 lượt xem

Đau đầu ở đâu nói lên điều gì?

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Các vị trí đau đầu khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe khác...
10:44 - 21/11/2024
403 lượt xem

Phát hiện 'thủ phạm' khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người...
07:13 - 21/11/2024
445 lượt xem