190
/
168128
Nhiều thuốc ung thư không được BHYT chi trả, Bộ Y tế nói gì?
nhieu-thuoc-ung-thu-khong-duoc-bhyt-chi-tra-bo-y-te-noi-gi
news

Nhiều thuốc ung thư không được BHYT chi trả, Bộ Y tế nói gì?

Thứ 2, 12/08/2024 | 14:10:00
1,963 lượt xem

Cử tri phản ánh hiện nhiều loại thuốc điều trị ung thư ở bệnh viện công không có trong danh mục BHYT khiến bệnh nhân phải tự mua

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, trong kiến nghị gửi đến Bộ Y tế cử tri tỉnh Bình Định đề cập vấn đề hiện tại thuốc điều trị bệnh ung thư ở bệnh viện công đa số không có trong danh mục bảo hiểm (trước đây thì có, hiện nay thì không). Bệnh nhân tự mua thuốc, người lao động bị bệnh đã khó khăn giờ khó khăn hơn.

Nhiều thuốc ung thư không được BHYT chi trả, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 1.

Tư vấn điều trị cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh họa

Cử tri Bình Định đề nghị Bộ Y tế quan tâm đưa thêm các loại thuốc điều trị ung thư vào danh mục BHYT nhằm hỗ trợ hơn nữa các đối tượng tham gia bảo hiểm.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc BHYT tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với mức phí đóng.

Theo quy định, mức đóng BHYT hàng tháng tối đa bằng 6% mức tiền lương hoặc tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở. Hiện nay, mức đóng BHYT là 4,5%. Người tham gia BHYT có mức hưởng khác nhau: 80-95% và 100% trong phạm vi được hưởng.

Bộ Y tế đã ban hành danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Danh mục này bao gồm 1.037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm, được chia thành 27 nhóm lớn và 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu. Đặc biệt, trong đó, 76 hoạt chất/thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch.

Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất/thành phần, không ghi hàm lượng và dạng bào chế và tên thương mại.

Như vậy, việc lựa chọn thuốc thành phẩm được quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chỉ định điều trị, chuyên khoa điều trị, các bệnh cấp tính hay mãn tính.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian tới cơ quan này sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung thông tư ban hành danh mục thuốc được quỹ BHYT chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế hiện đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thông tư quy định về việc thanh toán trực tiếp chi phí thuốc và thiết bị y tế cho người bệnh có thẻ BHYT, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc do những nguyên nhân khách quan, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu điều trị của người tham gia BHYT.

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, cuối tháng 6 vừa qua, Phó ban Dân nguyện Trần Thị Nhị Hà (nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội) đề xuất cần sớm bổ sung thuốc được BHYT chi trả.

Theo bà Hà, danh mục thuốc BHYT được cập nhật rất chậm. Việc chậm ban hành và ít cập nhật danh mục thuốc BHYT sẽ ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận phương thức điều trị mới, tiên tiến trên thế giới.

"Sự chậm trễ này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn, chỉ trông chờ vào BHYT để được khám bệnh, chữa bệnh. Tôi đề nghị bổ sung quy định cập nhập danh mục phải thực hiện hàng năm và giao Bộ Y tế quy định chi tiết điều này"- bà Hà nói.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/nhieu-thuoc-ung-thu-khong-duoc-bhyt-chi-tra-bo-y-te-noi-gi-196240812093413736.htm 

  • Từ khóa

Tế bào gốc không có khả năng chữa bách bệnh

Nhiều người Việt Nam được tư vấn ra nước ngoài sử dụng liệu pháp tế bào, tế bào gốc với chi phí rất lớn, trong đó có những tình huống thực chất là tham...
14:40 - 20/09/2024
35 lượt xem

7 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột

Nếu không gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể nghĩ rằng không cần phải làm gì để chăm sóc đường ruột. Tuy nhiên, các vi khuẩn đường ruột sẽ ảnh hưởng đến...
12:20 - 20/09/2024
84 lượt xem

Thí điểm tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Bộ Y tế vừa hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thí điểm tích hợp sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) trên VNeID. Theo đó, dữ liệu sổ SKĐT VNelD được...
10:10 - 20/09/2024
157 lượt xem

Thu hồi lô thuốc trị đau đầu không đạt chất lượng

Mẫu thuốc do Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM lấy tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú có kết quả xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu độ hòa...
10:35 - 20/09/2024
137 lượt xem

Làm gì nếu sốt kéo dài hơn 24 giờ không khỏi?

Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất...
08:03 - 20/09/2024
188 lượt xem