190
/
164366
Bác sĩ cảnh báo tư thế ngồi xổm cúi gập người có thể gây đột quỵ
bac-si-canh-bao-tu-the-ngoi-xom-cui-gap-nguoi-co-the-gay-dot-quy
news

Bác sĩ cảnh báo tư thế ngồi xổm cúi gập người có thể gây đột quỵ

Thứ 4, 22/05/2024 | 06:50:00
2,360 lượt xem

Ngồi xổm hay quỳ gối rồi cúi gập người như khi cột dây giày là động tác vô cùng nguy hiểm được bác sĩ cảnh báo, vì làm choáng và có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Tư thế ngồi chồm hổm cộng gập người vô tình tạo ba điểm gập, gây tăng áp lực trong bụng và ngực nhiều lần, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim... - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Tư thế ngồi chồm hổm cộng gập người vô tình tạo ba điểm gập, gây tăng áp lực trong bụng và ngực nhiều lần, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim... - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) cho biết đột quỵ là tình trạng tắc hẹp mạch máu não, còn nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp mạch vành. 

Vì vậy, chúng ta cần phải lưu ý tránh các động tác cúi gập người kéo dài. Một động tác rất nguy hiểm mà ta hay làm hằng ngày đó là ngồi xổm, cộng cúi gập người khi cột dây giày.

"Tôi từng chứng kiến vài ca xảy ra choáng, thậm chí đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch chủ, khi có động tác ngồi xổm, cuối gập người này", bác sĩ Minh Đức chia sẻ.

Thay vào đó, nên ưu tiên các động tác ngồi xếp bằng, cúi người nhẹ, ngồi co hai chân về phía người. Tuyệt đối khi thay đổi tư thế thì nên ngã người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng dậy nhanh đột ngột.

Khi nằm chuyển qua ngồi cũng nên từ từ nghiêng sang bên phải, chống tay rồi ngồi dậy, đừng làm quá nhanh rất nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức cho biết thêm, nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim… có thể xảy ra sau động tác ngồi xổm và cúi gập người với những người cao tuổi, người có yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền.

"Người trẻ khỏe, tập luyện thể dục thể thao thì hầu như không có nguy cơ này. Khi tập thể thao có tư thế ngồi xổm, cúi gập người rồi đứng dậy thì không sao, vì việc này đã làm thường xuyên, cơ thể đã thích nghi điều đó", bác sĩ Minh Đức chia sẻ.

Với người từ 40 tuổi trở lên, nên đi khám tầm soát nhồi máu cơ tim với siêu âm tim và điện tâm đồ. Còn đối với tầm soát nguy cơ đột quỵ, cần làm MRI não có dựng ảnh mạch máu cảnh vào não.

Việc siêu âm động mạch cảnh chỉ giúp thấy được mạch cảnh ngoài sọ, còn tình trạng trong sọ gần như không thể đánh giá được và nguyên nhân đột quỵ nằm đến 80% là hẹp mạch cảnh và mạch não trong sọ.

Về việc dự phòng, chúng ta cần phải có một lối sống thảnh thơi, cân nặng lý tưởng, cộng chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thời khóa biểu tập thể dục loại động (thể thao) lẫn loại tĩnh (thiền định) phù hợp.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/bac-si-canh-bao-tu-the-ngoi-xom-cui-gap-nguoi-co-the-gay-dot-quy-20240521121808893.htm

  • Từ khóa

7 'phần thưởng' sức khỏe khi uống nước ấm vào buổi sáng

Bạn cần uống nước ấm vào buổi sáng, vì chất bẩn do các cơ quan để lại vào ban đêm cần được thải ra ngoài.
09:15 - 22/06/2025
397 lượt xem

Những thói quen, lựa chọn mỗi ngày có thể khiến bạn lão hóa nhanh hơn

Những thói quen và lựa chọn hằng ngày của bạn đều có thể ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của bạn.
11:09 - 21/06/2025
919 lượt xem

Thu hồi toàn quốc Siro ăn ngon Hải Bé

Cục An toàn thực phẩm đã ra thông báo mới nhất về việc thu hồi toàn bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ăn ngon Hải Bé là hàng giả đang còn trên...
19:52 - 20/06/2025
1,283 lượt xem

Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y...
15:35 - 20/06/2025
1,401 lượt xem

Vân Hugo, BTV Quang Minh từng ‘nổ’ thế nào về sữa Hiup?

Sau khi sữa Hiup bị cơ quan chức năng kết luận là hàng giả, nhiều người tiêu dùng bất ngờ, thất vọng, mất niềm tin, bởi họ đã tin và mua sản phẩm này từ...
15:15 - 20/06/2025
1,425 lượt xem