190
/
162085
Chăm sóc trẻ viêm xoang: Sai lầm thường gặp
cham-soc-tre-viem-xoang-sai-lam-thuong-gap
news

Chăm sóc trẻ viêm xoang: Sai lầm thường gặp

Thứ 7, 30/03/2024 | 10:34:04
2,085 lượt xem

Thật khó để cha mẹ chứng kiến con mình bị nghẹt mũi và đau khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang dị ứng.

Các bác sĩ thường hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh ngay lập tức cho trẻ mắc viêm xoang.

Các bác sĩ thường hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh ngay lập tức cho trẻ mắc viêm xoang.

Thật khó để cha mẹ chứng kiến con mình bị nghẹt mũi và đau khi bị cảm lạnh hoặc viêm xoang dị ứng. Khi đó, phụ huynh có thể rất muốn trẻ dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu nước mũi con chảy ra đặc và màu vàng.

Thực tế, thuốc kháng sinh có thể không giúp ích gì cho bệnh nhiễm viêm xoang của trẻ.

TS Barbara Rolnick - bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (Mỹ), cho biết: “Cha mẹ thường nghĩ rằng, con họ bị viêm xoang do vi khuẩn. Song, phần lớn trường hợp đau và chảy mủ là do virus gây ra, trong khi thuốc kháng sinh không điều trị được”.

Chuyên gia này cho biết, đó là lý do tại sao các bác sĩ thường hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh ngay lập tức. Trong hầu hết trường hợp, các hướng dẫn từ bác sĩ nhi khoa thường yêu cầu cha mẹ đợi vài ngày để xem liệu vấn đề về xoang có tự cải thiện hay không. Đồng thời, tránh những loại kháng sinh không cần thiết cũng như sự gia tăng vi trùng kháng kháng sinh sau đó là điều tốt cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ huynh nên tránh mua các sản phẩm ở hiệu thuốc để giảm bớt sự khó chịu của trẻ nhỏ. Một nghiên cứu của tạp chí BMJ năm 2018 cho thấy, không có bằng chứng nào chỉ ra rằng, thuốc thông mũi thường có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng về mũi ở trẻ em.

Các tác giả cho biết, không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng các loại thuốc này. Trong khi đó, trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên thận trọng khi dùng vì bất kỳ lợi ích nào cũng có thể bị lấn át bởi các tác dụng phụ như khó chịu ở dạ dày hoặc buồn ngủ.

Vậy điều gì thực sự có tác dụng? Nghiên cứu của BMJ cho thấy, chưa có nhiều điều được chứng minh một cách khoa học. Song, các bác sĩ nhi khoa cho biết, theo kinh nghiệm, những biện pháp chữa trị tại nhà thường làm giảm bớt sự khó chịu của trẻ cho đến khi hệ thống miễn dịch loại bỏ tình trạng sức khoẻ này.

Cho trẻ tắm nước ấm

TS Rolnick cho biết, vì hơi nước làm ẩm đường xoang, nên sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, có thể khiến các khối chất nhầy chảy ra ngoài. Do đó, làm ấm đường xoang của trẻ là một phương pháp điều trị tuyệt vời.

Chuyên gia này khuyến cáo, không nên để nghiêng người qua phía nước đang bốc hơi. Bởi, trẻ có thể vô tình chạm vào hoặc làm đổ nước và bị bỏng. Thay vào đó, phụ huynh nên cho trẻ tắm nước ấm. Nếu con còn nhỏ, cha mẹ cần tắm cho trẻ.

Một cách khác là để trẻ nằm trên giường. Sau đó, phụ huynh sử dụng khăn ấm đắp lên mũi và má của con. Cách tốt nhất để làm nóng khăn là ngâm dưới vòi nước ấm, sau đó vắt bớt nước. Chuẩn bị sẵn một chiếc khăn lau thứ hai để có thể thay khi chiếc khăn đầu tiên nguội đi.

Hít tinh dầu

Đánh giá của BMJ cho biết không có xác nhận khoa học nào cho thấy việc hít dầu giúp cải thiện tình trạng viêm xoang. Tuy nhiên, nhiều trẻ em nhận thấy, dầu khuynh diệp có tác dụng giúp chúng thở dễ dàng hơn, TS Rolnick cho biết.

Điều quan trọng cần lưu ý là không bôi tinh dầu trực tiếp lên da. Thay vào đó, hãy nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên một miếng bông gòn. Phụ huynh cũng có thể thêm một giọt hoa oải hương hoặc các loại dầu thư giãn khác. Sau đó, giữ miếng bông cách mũi trẻ vài cm.

Rửa mũi để làm sạch xoang

Rửa mũi là biện pháp khắc phục duy nhất được chứng mình là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Tuy nhiên, các tác giả của bài đánh giá BMJ lưu ý rằng, những nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên quy mô nhỏ. Đây là phương pháp sử dụng dung dịch nước muối tiệt trùng để loại bỏ vi trùng và chất nhầy tích tụ trong xoang.

Dùng chai xịt nước muối

Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều không thích cảm giác bị rửa mũi. Do đó, tốt nhất là sử dụng xịt nước muối hoặc tuýp thuốc nhỏ đối với trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể thực hiện giải pháp của riêng mình. Bắt đầu bằng cách mua nước có nhãn “chưng cất” hoặc đun sôi nước máy trong ba đến năm phút, sau đó để nguội đến nhiệt độ phòng. Điều này sẽ tránh được khả năng hiếm gặp là đưa ký sinh trùng vào xoang của trẻ.

Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ gợi ý, có thể trộn 1 cốc nước tiệt trùng mát với 3 thìa cà phê muối noniodide (iodide có thể gây kích ứng niêm mạc mũi) và 1 thìa baking soda.

Sau đó, đổ đầy chất lỏng vào chai xịt hoặc ống nhỏ và phun vào mũi của trẻ. Hoặc, phụ huynh có thể đặt trẻ nằm ngửa và nhỏ chất lỏng vào. Giữ khăn giấy gần đó để hứng chất lỏng sau khi nó chảy ra ngoài.

Cân nhắc việc dùng miếng dán mũi

TS Rolnick cho biết, ngay cả những đứa trẻ lớn hơn cũng thường tháo miếng dán mũi ở hiệu thuốc ngay khi đeo vào. Tuy nhiên, khi sử dụng miếng dán, trẻ sẽ thở dễ dàng hơn. Nếu trẻ lớn có thể sử dụng miếng dán này mà không khó chịu, phụ huynh có thể khuyến khích con sử dụng khi ngủ.

Cải thiện chế độ và thói quen ăn uống

Nhiều trẻ em kén ăn, thường xuyên thích đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, theo chuyên gia Rolnick, một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh là rất quan trọng để cơ thể có được khả năng phòng vệ miễn dịch tốt nhất. Phụ huynh có thể không cho trẻ ăn rau khi bệnh xoang đang bùng phát, nhưng một khi trẻ cảm thấy khỏe hơn thì đây là việc cần làm.

Tương tự, hãy đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước tốt cho sức khỏe. Điều này không chỉ hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn giúp bôi trơn xoang. Nhiều trẻ không có thói quen uống nước thường xuyên.

Do đó, hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ nhiều nước trong bữa sáng và sau giờ học ở nhà. Đồng thời, để trẻ mang theo một chai nước (không phải nước trái cây có đường) trong bữa trưa ở trường.

Ngoài ra, việc cho trẻ uống sữa bò cũng có thể làm tăng sản xuất chất nhầy và làm cho bệnh viêm xoang nặng hơn ở một số trẻ. Do đó, phụ huynh có thể để trẻ thay thế sữa bò bằng những loại sữa khác.

Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại mà không cải thiện trong hơn 10 ngày, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của con. Đồng thời, nên gọi cho bác sĩ trước thời điểm đó nếu cơn đau xoang của con kèm theo sốt và chảy mủ trong vài ngày hoặc triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Trong những trường hợp này, kháng sinh có thể phù hợp để giảm tình trạng bệnh của trẻ.

Theo Kim Dung/GD&TĐ (nguồn Everyday Health)

https://giaoducthoidai.vn/cham-soc-tre-viem-xoang-sai-lam-thuong-gap-post677369.html

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
321 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
350 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
753 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
759 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
840 lượt xem