190
/
161284
Uống cà phê giảm cân, nhập viện khi não đã tổn thương, suy thận…
uong-ca-phe-giam-can-nhap-vien-khi-nao-da-ton-thuong-suy-than
news

Uống cà phê giảm cân, nhập viện khi não đã tổn thương, suy thận…

Thứ 4, 13/03/2024 | 09:59:00
2,077 lượt xem

Với mong muốn giảm cân nhanh chóng, nhiều chị em đã tìm đến thuốc giảm cân, thậm chí uống nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Nhiều người phải nhập viện, ngộ độc, suy gan thận, suy tim sau khi sử dụng các loại thuốc này.

Một nữ bệnh nhân suy thận từng được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vì uống thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc - Ảnh: BVCC

Một nữ bệnh nhân suy thận từng được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vì uống thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc - Ảnh: BVCC

Gần đây, Bộ Y tế đã thu hồi nhiều loại thuốc giảm cân có chứa chất cấm. Thậm chí, có công ty đã bị xử phạt hành chính với tổng số tiền 11 tỉ đồng vì nhiều lỗi vi phạm, trong đó có vi phạm về sản phẩm thuốc giảm cân chứa chất cấm.

Trong gói cà phê giảm cân có gì? 

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã cứu sống bệnh nhân ngộ độc cấp, suy đa tạng do uống thuốc giảm cân. Theo lời kể của bệnh nhân, người này mua cà phê giảm cân từ giới thiệu của người quen với mong muốn giảm cân.

Đến ngày thứ tư sau khi uống, chị bắt đầu rơi vào trạng thái bất tỉnh, co giật toàn thân, được đưa vào viện cấp cứu. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy não của bệnh nhân đã bắt đầu bị tổn thương. May mắn chị đã được hỗ trợ hô hấp kịp thời nên tình trạng đã dần cải thiện.

Đáng nói, gói cà phê giảm cân còn lại của bệnh nhân đã được gửi tới Viện Pháp y quốc gia xét nghiệm, kết quả cho thấy có chứa sibutramine - chất này đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong tân dược, thực phẩm chức năng.

Tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) thời gian qua cũng tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân bị suy thận do dùng viên giảm cân không rõ nguồn gốc, không ít trường hợp có tổn thương thận không hồi phục, phải theo dõi và lọc máu.

Còn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nhập viện do sử dụng các dịch vụ giảm cân, giảm béo. Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Linh - khoa nội tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay đa số các bệnh nhân đến viện khi đã có các biến chứng đi kèm.

"Đáng nói, có những bệnh nhân giảm cân rất nhanh, giảm từ 10 - 20kg trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân phải trả giá đắt. Bởi các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc có thể gây ra tình trạng mất nước cấp tính, suy thận cấp, rối loạn chuyển hóa rất nặng nề, suy tim, nhiễm độc gan cấp, thậm chí là tử vong", bác sĩ Linh nói.

Nguy cơ rình rập từ thuốc giảm cân, cần giảm cân lành mạnh

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm cân được quảng bá rằng gầy nhanh mà không cần tốn nhiều công sức để tập luyện. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông báo cảnh báo nhiều sản phẩm giảm cân trên thị trường chứa chất cấm để "phát huy công dụng".

Theo đó, hai chất cấm sibutramine và phenolphthalein thường được dùng trong nhiều loại thuốc giảm cân để giảm cảm giác thèm ăn. Chất này đã bị Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấm sử dụng từ năm 2011 vì những tác dụng nguy hiểm tới sức khỏe người dùng.

Theo các chuyên gia, một số cơ chế thuốc giảm cân hay dùng thường có chức năng làm chuyển hóa chất béo trong cơ thể; thuốc tạo cảm giác no, gây chán ăn; thuốc gây mất nước... Một số loại thuốc giảm cân khiến người dùng có cảm giác đầy bụng, không muốn ăn uống, giảm hấp thụ chất béo để nhanh sụt cân.

Bác sĩ Lê Thị Đan Thùy, trưởng khoa lọc máu - nội thận Bệnh viện Bình Dân, cho rằng nhiều sản phẩm giảm cân được quảng bá tràn lan trên mạng xã hội được nhiều người mua dùng vì với những quảng cáo kiểu như giảm cân nhanh, giữ cân ổn định và an toàn với chiết xuất thảo dược.

Đặc điểm chung của các sản phẩm này là làm lợi tiểu gây mất nước, làm sụt cân nhanh để đánh đúng tâm lý muốn giảm cân thần tốc của nhiều người. Một số loại sản phẩm làm tăng nguy cơ tai biến, huyết áp và đặc biệt nguy hiểm là có độc tính làm phá hủy cầu thận không thể phục hồi.

Thuốc chứa chất cấm Sibutramine: Nguy cơ biến cố về tim mạch

Nhiều loại cà phê không rõ nguồn gốc được quảng cáo uống vào để giảm cân - Ảnh: BSCC

Nhiều loại cà phê không rõ nguồn gốc được quảng cáo uống vào để giảm cân - Ảnh: BSCC

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai - cho hay trong các loại thuốc giảm cân phổ biến có chứa sibutramine, chất độc đã bị cấm, có nhiều độc tính và tác dụng phụ.

"Nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Tại trung tâm đã không ít trường hợp nhập viện vì uống thuốc giảm cân, dù đã cảnh báo nhưng tình trạng này vẫn còn xảy ra", bác sĩ Nguyên nói.

Các bác sĩ khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng trong lựa chọn và sử dụng sản phẩm giúp giảm cân. Việc giảm cân nên kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường vận động, cần có thời gian để cơ thể giảm cân thay vì chỉ tin vào các sản phẩm giảm cân thần tốc.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/uong-ca-phe-giam-can-nhap-vien-khi-nao-da-ton-thuong-suy-than-20240312231505109.htm 

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
350 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
374 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
787 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
791 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
875 lượt xem