Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu là ở vỏ, do đó bỏ vỏ có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa bạn nhận được khi ăn loại củ này.
Đông y cho rằng, củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận. Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.
Khoai lang có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ…
Ít người biết rằng, vỏ khoai lang, phần thường bị loại bỏ, lại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu là ở vỏ, do đó bỏ vỏ có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa bạn nhận được khi ăn loại củ này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những củ khoai có đốm đen, có nốt ong châm hoặc khi nướng có vết cháy cần loại bỏ vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong khoai lang chủ yếu là ở vỏ (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu được công bố trong "Journal of Food Science" đã chỉ ra rằng, vỏ khoai lang là một nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào, đặc biệt là chất xơ tan trong nước.
Chất xơ giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nó cũng giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 của Mỹ khuyến nghị, nên ăn ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày đối với phụ nữ và 31g chất xơ đối với nam giới.
Trong khi đó, một củ khoai lang nướng vừa phải có khoảng 5g chất xơ. Đây cũng là một trong những thực phẩm giàu chất xơ hàng đầu. Điều quan trọng là phần lớn chất xơ nằm trong vỏ khoai lang.
Làm chậm quá trình lão hóa ngăn ngừa bệnh mãn tính
Nghiên cứu công bố trong "Food Chemistry" đã chỉ ra rằng, vỏ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và anthocyanin.
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do. Cơ thể chúng ta cũng tự tạo các chất chống oxy hóa để kiểm soát gốc tự do và giảm thiểu ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể.
Sự tích tụ của tổn thương oxy hóa trong thời gian dài có thể dẫn đến quá trình lão hóa. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa như bệnh Alzheimer và Parkinson.
Các chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm việc oxy hóa của cholesterol trong mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tìm thấy rằng, vỏ khoai lang có khả năng giảm cảm giác đói và tạo sự no lâu hơn. Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Tốt cho tim mạch
Vỏ khoai lang rất tốt cho tim mạch (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu tại Đại học Purdue ở Mỹ đã chỉ ra rằng, vỏ khoai lang chứa các hợp chất có khả năng làm giảm mức cholesterol trong máu. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực và đột quỵ.
Hỗ trợ chống ung thư
Theo nghiên cứu đăng trên "The Journal of Agricultural and Food Chemistry", chất anthocyanin trong vỏ khoai lang có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận rằng việc tiêu thụ vỏ khoai lang có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo Dân trí
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-khoai-lang-ca-vo-vo-van-loi-ich-voi-tim-mach-he-tieu-hoa-20231023074708434.htm