190
/
126619
Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?
truoc-va-sau-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-cho-tre-cha-me-can-lam-gi
news

Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?

Thứ 2, 18/04/2022 | 07:51:23
156 lượt xem

Pfizer và Moderna là hai loại vắc xin sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm các liều cơ bản cùng loại vắc xin. Bộ Y tế khuyến cáo ra sao?

Trước và sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ, cha mẹ cần làm gì? - Ảnh 1.

Học sinh khối lớp 6 Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TP.HCM) được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngày 16-4, TP.HCM bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên toàn thành phố. An toàn tiêm chủng là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ cần được chăm sóc như thế nào và ba mẹ cần lưu ý gì trước và sau tiêm?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường nguy hiểm với trẻ.

Bộ Y tế khuyến cáo trước khi con trẻ tiêm phòng vắc xin, cha mẹ và người chăm sóc cần tìm hiểu đầy đủ về tác dụng của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ.

Trước khi đưa trẻ đi tiêm, cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn, uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Không để trẻ tiêm vắc xin trong tình trạng đói hay quá no. Tại điểm tiêm chủng, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm và thông báo ngay với cán bộ y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường.

Theo PGS Dương Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Sau khi về nhà, để trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, tập thể thao trong 3 ngày sau tiêm, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng.

Nếu trẻ sốt, sưng, đau tại vết tiêm thì đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC, cho trẻ hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở khi hoạt động bình thường và khi nằm, sốt cao khó hạ nhiệt độ hoặc kéo dài hơn 24 giờ, vân tím, phát ban trên da thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Phụ huynh tuyệt đối không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.

Nếu trẻ sưng đau nhiều hay sốt, phụ huynh cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như paracetamol với liều lượng 10 - 15 mg/kg cân nặng của trẻ.

Theo Kiều Hạnh/Tuổi trẻ (nguồn: Bộ Y tế) 

https://tuoitre.vn/truoc-va-sau-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-cho-tre-cha-me-can-lam-gi-20220417225357433.htm

  • Từ khóa

Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để ổ dịch bạch hầu

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Cao Bằng; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác...
10:40 - 26/11/2024
56 lượt xem

Phát hiện giờ ăn giúp người 50 tuổi tránh bệnh tiểu đường

Gần đây khoa học liên tục phát hiện ra rằng không chỉ chất lượng và số lượng thực phẩm bạn ăn mà thời điểm ăn rất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe,...
10:55 - 26/11/2024
57 lượt xem

Tỉ lệ trầm cảm sau sinh tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

ABC News dẫn lại một nghiên cứu mới với hơn 440.000 người từ Kaiser Permanente Southern California, cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đã tăng gấp đôi trong...
07:26 - 26/11/2024
139 lượt xem

Bình Định ra văn bản khẩn sau 4 ca tử vong liên quan cúm A/H1pdm

Sở Y tế Bình Định đã ra văn bản khẩn đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm.
15:40 - 25/11/2024
524 lượt xem

Phát hiện mới về loại bánh mì tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư

Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Current Developments in Nutrition, các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu xem việc tiêu thụ...
14:51 - 25/11/2024
539 lượt xem