190
/
125034
Đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, chuyên gia Y tế nói gì?
de-xuat-f0-f1-di-lam-trong-thoi-gian-cach-ly-chuyen-gia-y-te-noi-gi
news

Đề xuất F0, F1 đi làm trong thời gian cách ly, chuyên gia Y tế nói gì?

Thứ 2, 07/03/2022 | 14:16:32
2,596 lượt xem

Theo chuyên gia Y tế, việc đề xuất cho F0, F1 đi làm để dần tiến tới coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên, tùy từng trường hợp bởi không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.

Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất đi làm cho các trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly.

Trong đề xuất gửi Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị F0 không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly (7 ngày từ ngày dương tính và chưa âm tính), được tự nguyện tham gia làm việc.

Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí cho F0 làm việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Hoặc F0 có thể tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm Covid-19 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tuân thủ 5K.

Đối với F0 làm việc tại các cơ sở điều trị Covid-19 phải có biện pháp phòng hộ, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2. F0 không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.

Trong quá trình di chuyển, F0 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

Đối với F1 chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

F1 cũng được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, F1 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

F1 phải test nhanh kháng nguyên hay PCR vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe để phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, nếu cơ quan đủ người thay thế thì nên cách ly F0 không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà để bảo đảm an toàn. Nếu cơ quan không có người thay thế, F0 thể nhẹ tự nguyện đi làm thì cần bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng dịch. Nếu công việc của F0 độc lập, một người một phòng hoặc khu làm việc có khoảng cách giữa mọi người xung quanh thì có thể đến cơ quan làm việc trực tiếp. Khi F0 phải giao tiếp với người khác thì nên đeo khẩu trang kín.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng, với một số ngành nghề, vị trí công việc cụ thể, với những F0 không có triệu chứng vẫn có thể làm việc trực tuyến hoặc đến chỗ làm làm việc trực tiếp. Điều này phụ thuộc vào đặc thù lao động của từng cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, với F0 đi làm cần phải áp dụng triệt để “thông điệp 5K” để không lây lan cho người khác. Người bệnh phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có bất thường, người bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế, đơn vị để xử trí kịp thời.

Cũng nêu quan điểm về việc này, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết F0 không triệu chứng có thể đi làm, nhưng phải đảm bảo tránh lây nhiễm cho người khác.

Theo ông Nga, nguyên tắc khi F0 đi làm, cần tuân thủ nghiêm 5K, hoặc phải có các điều kiện khác để tránh lây nhiễm, như không tiếp xúc những người xung quanh, có phòng riêng,...

F0 không triệu chứng cần phải thông báo với cơ quan, người xung quanh mình là F0 để mọi người có biện pháp phòng ngừa.

Khi Covid-19 có đủ các tiêu chí để trở thành "bệnh lưu hành" thì tất cả F0 đều có thể đi làm và thực hiện tốt 5K. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ F0 đáp ứng đủ được các điều kiện phòng lây nhiễm mới nên đi làm, ví dụ như nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân F0.

Trong đề xuất trình Chính phủ về việc F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine, không cần cách ly, mà chuyển sang tự theo dõi sức khỏe 10 ngày, theo chuyên gia, nhóm F1 vẫn cần tuân thủ 5K, xét nghiệm sau 5-7 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, ý thức tự giác của F1 là rất quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng.

Theo Phạm Hiền/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/de-xuat-f0-f1-di-lam-trong-thoi-gian-cach-ly-chuyen-gia-y-te-noi-gi-gGupSBL7R.html

  • Từ khóa

Bệnh nhân bảo hiểm y tế mắc bệnh nào có thể lên thẳng tuyến trên?

Tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã quy định một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp...
14:15 - 29/11/2024
96 lượt xem

Chàng trai 20 tuổi hiến tạng, hai bệnh viện thần tốc phối hợp cứu người

Nam thanh niên 20 tuổi không may gặp tai nạn giao thông, được chẩn đoán chết não, gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người. Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh...
11:18 - 29/11/2024
160 lượt xem

5 thói quen hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng

Ung thư miệng có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, nướu, lưỡi hay vòm miệng. Một số thói quen hằng ngày sẽ làm...
08:20 - 29/11/2024
237 lượt xem

Vụ gần 300 ca ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Bộ Y tế chỉ đạo truy xuất tận gốc

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ.
15:59 - 28/11/2024
646 lượt xem

Vì sao một số người ăn nhiều nhưng vẫn gầy?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của một người như đặc điểm tạng người dễ tích mỡ hay khó tích mỡ, tỉ lệ trao đổi chất cơ bản, một số bệnh lý di...
14:31 - 28/11/2024
652 lượt xem