19
/
64225
Lo âm nhạc Chăm bị mai một
lo-am-nhac-cham-bi-mai-mot
news

Lo âm nhạc Chăm bị mai một

Thứ 2, 13/08/2018 | 10:29:54
630 lượt xem

Nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân, các nhà quản lý về văn hóa có chung nhận định là hiện nay, điều kiện để thực hành âm nhạc Chăm ngày càng ít, lớp nghệ nhân Chăm "gạo cội" hầu hết đã già yếu.

Trình tấu trống ghi năng và kèn saranai tại lễ hội Kate của người Chăm ở Ninh Thuận 

Trong khi lớp trẻ lại thiếu mặn mà với việc kế tục truyền thống văn hóa âm nhạc dân tộc. Do vậy, các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Chăm, trong đó có âm nhạc, đứng trước nguy cơ bị mai một.

"Tìm giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc Chăm" là nội dung hội thảo khoa học vừa được Học viện Âm nhạc quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia, việc bảo tồn âm nhạc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, nhiều năm qua vẫn được duy trì nhưng còn không ít hạn chế.

Nghệ nhân ưu tú, thạc sĩ Đàng Quang Dũng, hội viên Hội Văn học các dân tộc thiểu số TP HCM, chia sẻ trăn trở trước thực trạng âm nhạc Chăm có nguy cơ bị mai một. "Hiện tại, các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ cũng như múa các vũ điệu Chăm trên sân khấu chuyên nghiệp đều đã lớn tuổi. Trong khi đó, thế hệ kế thừa là con em người Chăm rất ít. Vì vậy, để bảo tồn âm nhạc Chăm, cần có giải pháp căn cơ. Phải tổ chức đào tạo tất cả các nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ đam mê âm nhạc Chăm thì mới mong bảo tồn" - ông Dũng bộc bạch.

Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Amư Nhân (Ninh Thuận) cho rằng muốn công tác bảo tồn và phát huy âm nhạc Chăm đạt kết quả, cần in thành tập các bài hát Chăm có lời và nốt nhạc (song ngữ Chăm - Việt) để truyền tải sâu rộng trong cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận và một số tỉnh, thành khác có người Chăm sinh sống, nhằm thu hút thế hệ trẻ yêu nhạc cổ truyền dân tộc nói chung và âm nhạc Chăm nói riêng có điều kiện tiếp cận, tập luyện, giao lưu. "Là nghệ sĩ sáng tác, tôi mong muốn Học viện Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam sớm thực hiện điều này. Tôi thấy viết một ca khúc mà chỉ dừng lại ở chỗ chỉ có lời mà không có nốt nhạc thì ca khúc ít có giá trị, rất dễ mai một" - nhạc sĩ Amư Nhân bày tỏ.

Giải pháp hữu hiệu được các nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo là đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, tư liệu hóa, nhận diện di sản; truyền dạy và đưa âm nhạc Chăm vào trường học có học sinh dân tộc này theo học. Đồng thời, tạo điều kiện cho nghệ nhân Chăm đóng góp, truyền đạt cho thế hệ trẻ.

Các đại biểu cũng đề xuất cần đưa được âm nhạc dân tộc Chăm trở thành thể loại âm nhạc phục vụ nhu cầu giải trí chung của xã hội; không nên bó hẹp trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.

Theo Lê Trường/ NLĐ

  • Từ khóa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhật kí chiến tranh của người lính trẻ

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi.
15:47 - 27/04/2024
561 lượt xem

Công bố 100 tư liệu và hình ảnh về đường Trường Sơn huyền thoại

100 tư liệu, hình ảnh về đường Trường Sơn đã được trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ...
16:12 - 26/04/2024
1,105 lượt xem

Hải Phòng một ngày kêu gọi được 22 tỉ đồng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ

Chỉ trong ngày đầu tiên gặp mặt kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, UBND thành phố Hải Phòng đã nhận được 22 tỉ đồng. Ngân sách...
15:20 - 26/04/2024
1,166 lượt xem

Thạch nhũ đẹp mê hồn bên trong hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Một hang động mới được phát hiện tại 'vương quốc hang động' Quảng Bình, với hệ thạch nhũ được đánh giá như những tấm thảm đẹp mê hồn.
15:43 - 26/04/2024
1,155 lượt xem

Bảo vật quốc gia: Hình tượng bảo vật trở thành biểu trưng của bảo tàng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lấy hình tượng vũ nữ Apsara Trà Kiệu trên phù điêu mới được công nhận là bảo vật quốc gia làm biểu trưng. Tuyệt tác điêu...
13:12 - 26/04/2024
1,217 lượt xem