19
/
132062
Tiểu thuyết mạng ở Hàn Quốc và Nhật Bản vì sao lôi cuốn độc giả?
tieu-thuyet-mang-o-han-quoc-va-nhat-ban-vi-sao-loi-cuon-doc-gia
news

Tiểu thuyết mạng ở Hàn Quốc và Nhật Bản vì sao lôi cuốn độc giả?

Thứ 4, 03/08/2022 | 15:59:00
3,041 lượt xem

Ở Hàn Quốc tiểu thuyết mạng được gọi là web soseol (웹 소설), thể loại này ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực xuất bản điện tử, tiểu thuyết mạng đang dẫn đầu thị trường sách điện tử ở đất nước này.

Cũng giống như webtoon, một loại truyện tranh trực tuyến phát triển vào đầu những năm 2000 ở Hàn Quốc, tiểu thuyết mạng đã phát triển nhanh chóng kể từ năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2013, thuật ngữ 웹 소설 (tiểu thuyết mạng) mới được sử dụng rộng rãi, kể từ khi trang thông tin điện tử Naver giới thiệu Tiểu thuyết mạng Naver, còn trước đó thường sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết internet hay Tiểu thuyết trực tuyến. 

Poster phim Do Re Mi Fa So La Ti Do (2008), dựa vào tiểu thuyết mạng cùng tên của nhà văn Guiyeoni

Thời kỳ đầu, phần lớn người viết tiểu thuyết mạng ở Hàn Quốc là tác giả nghiệp dư, chuyên về truyện kỳ ảo. Đáng chú ý là tác phẩm Đền rồng (1998), tuy nhiên đến Rồng Raja xuất bản cùng năm thì mới lan tỏa rộng, một tác phẩm mà người Trung Quốc dịch là Long tộc, còn người Nhật gọi là Doragonrāja.

Nhà văn tiêu biểu nhất là Lee Yoon Sae, sinh năm 1985. Cô lấy bút danh là Guiyeoni, thành công rực rỡ với những tác phẩm như Cô nàng ngổ ngáo (2001) và Anh ấy thật tuyệt (2004)… đã được dựng thành phim hoạt hình lẫn điện ảnh. Song đến năm 2008 Guiyeoni mới thật sự đạt đỉnh cao khi quyển Do Re Mi Fa So La Ti Do của cô được dựng thành phim, hàng trăm ngàn khán giả đã đón xem.

Nhìn chung, tất cả tiểu thuyết mạng ở Hàn Quốc đều được sản xuất, phân phối và tiêu thụ trên web. Do cách thanh toán hiện nay khá dễ dàng qua kỹ thuật số, người đọc có thể thưởng thức tiểu thuyết mạng với giá khoảng 100 won mỗi tập, nghĩa là chưa tới 2.000 đồng hiện nay.

Trang tiểu thuyết mạng Naver ở Hàn Quốc

Tiểu thuyết Tia lửa (火花) của nhà văn Naoki Matayoshi đã được chuyển thể thành phim trực tuyến thành công rực rỡ

Để độc giả bỏ tiền ra xem tiếp cho đến khi hết truyện thì tác giả phải có bí quyết, điều đó nằm ở phần kết thúc mỗi tập truyện. Tác giả phải tạo sự tò mò cho người đọc lên đến đỉnh điểm, dĩ nhiên làm sao để các tập liên kết với nhau hợp lý mới giữ chân được người đọc.

Sự tương tác với bạn đọc rất quan trọng. Tác giả cần đọc tất cả các bình luận của độc giả, không chỉ những lời khen chê mà còn là những góp ý xây dựng. Biết rằng điều này gây áp lực đối với tác giả, song muốn thành công cần phải tỉnh táo trước tất cả các bình luận.

Tiểu thuyết mạng ở Nhật Bản

Tác phẩm Shisha no Miru Yume của Erika Harada được cho là tiểu thuyết đầu tiên đăng nhiều kỳ trên mạng. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1986, PC-VAN, một dịch vụ truyền thông máy tính lớn do NEC điều hành, đã thành lập một nhóm gọi là Câu lạc bộ nhà văn nghiệp dư, đăng nhiều tiểu thuyết trực tuyến và tổ chức các cuộc thi trên mạng.

Trong giai đoạn năm 1993 - 1996, ASAHI PC Net (Asahi Net hiện nay) là một trang mạng rất mạnh về văn học, có sự tham gia của các nhà văn nổi tiếng như Yasutaka Tsutsui và Machi Tawara. Trang này đã tổ chức "Giải thưởng dành cho người mới tham gia văn học ngắn Pascal" và đã phát hiện ra Hiromi Kawakami, người sau này đoạt giải Akutagawa danh giá.

Đến năm 2016, xét về kinh doanh, tiểu thuyết mạng đã đóng vai trò nòng cốt của thị trường tiểu thuyết Nhật Bản. Độc giả từ thiếu niên đến 70 tuổi, song phần lớn có độ tuổi 20.

Một số nhà văn chuyên nghiệp đã đăng tiểu thuyết nhiều kỳ trên trang web của họ, điển hình là nhà văn Kyojin Onishi với tác phẩm Vực sâu (深淵). Về sau, Michiko Ryo, một nhà văn giả tưởng, đã tung lên mạng tiểu thuyết thần thoại Thủy cung thơ mộng (夢見る水の王国), một tác phẩm đã cố gắng tạo ra sự tương tác với người đọc.

Tác phẩm Thủy cung thơ mộng (夢見る水の王国) của Michiko Ryo, một tiểu thuyết thần thoại mà trong đó, tác giả cố gắng tương tác với người đọc

Kể từ năm 2010, xuất hiện thêm nhiều trang đăng tiểu thuyết, hai nhà xuất bản Alpha Police và KADOKAWA đã tham gia thị trường, góp phần in những tiểu thuyết mạng nổi tiếng thành sách giấy.

Nhìn chung, một số tiểu thuyết mạng ở Nhật Bản đã được dựng thành phim hoạt hình và phim truyền hình, đặc biệt là tác phẩm Tia lửa (火花) của nhà văn Naoki Matayoshi được chuyển thể thành phim trực tuyến, công chiếu trên internet với số lượng người xem đáng kể.

Theo Vương Trung Hiếu/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/tieu-thuyet-mang-o-han-quoc-va-nhat-ban-vi-sao-loi-cuon-doc-gia-post1484190.html

  • Từ khóa

Yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những câu chuyện giản dị

Sáng 18-5 tại Đường sách TP.HCM, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi giao lưu kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh.
19:10 - 18/05/2024
169 lượt xem

"Từ Việt Bắc về Hà Nội" của Nguyễn Thế Kỷ

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024), Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt liên kết...
14:30 - 17/05/2024
874 lượt xem

Sức hút của phim hoạt hình Việt

Không chỉ có các đơn vị nhà nước mà ngày càng có nhiều công ty tư nhân tham gia sản xuất phim hoạt hình
11:54 - 17/05/2024
906 lượt xem

Ngắm bộ tem Phật in lụa duy nhất trên thế giới

Bộ tem Phật do Bưu chính Vương quốc Bhutan phát hành về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có là lụa.
09:38 - 17/05/2024
963 lượt xem

Việt Nam có 2 điểm đến vào top thịnh hành nhất thế giới

TripAdvisor vừa công bố những địa điểm du lịch thịnh hành nhất thế giới, trong đó có 2 cái tên của Việt Nam nằm top 5 danh giá.
08:10 - 17/05/2024
1,024 lượt xem