19
/
123706
Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi
nam-nham-dan-kham-pha-mon-vo-ho-quyen-doc-dao-cung-lao-vo-su-71-tuoi
news

Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi

Thứ 4, 02/02/2022 | 09:07:20
1,533 lượt xem

Môn phái Võ hổ (Hổ quyền) cổ truyền độc đáo ở Huế có nguồn gốc từ thời chúa Nguyễn được lưu truyền đến nay mà ít người biết đến.

Ngày đầu xuân Nhân Dần, chúng tôi đã có duyên gặp vị võ sư chân truyền của môn phái Hổ quyền (Võ hổ) độc đáo tại ngôi làng Dương Nỗ yên bình bên dòng sông Phổ Lợi (xã Phú Dương, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế).

Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi - ảnh 1

Võ sư Đoàn Phú trình diễn một thế võ Hổ quyền. LÊ HOÀI NHÂN

Kỳ duyên "Hổ về làng"

Làng Dương Nỗ nằm bên bờ sông Phổ Lợi, có chợ Nọ nổi tiếng "duyên nợ" với với dòng nhạc Bolero, mà có một thời khi nói đến dòng nhạc này người dân miền Trung vẫn quen gọi "Bolero chợ Nọ".

Vùng làng quê yên bình nên thơ này trong suốt chiều dài lịch sử còn có “kỳ duyên” khác trong dòng chảy văn hóa Việt từ Bắc vào Nam: sự xuất hiện của Hổ quyền, môn phái võ thuật sáng tạo độc đáo của người Việt, lấy tinh hoa của loài hổ làm triết lý tập luyện.

Hiện Tổ đường của môn phái Võ hổ (Bạch hổ sơn quân) nằm ở thôn Trung Đồng (xã Phú Thượng) và môn phái Hổ quyền ở làng Dương Nỗ (xã Phú Dương) do võ sư Đoàn Phú (71 tuổi) làm chưởng môn.

Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi - ảnh 2

Võ sư Đoàn Phú đang dạy các thế võ hổ cho học trò. LÊ HOÀI NHÂN

Võ sư Đoàn Phú là con trai của bà Nguyễn Hữu Thị Trúc, em gái của cố võ sư chưởng môn đời thứ 19 của môn phái Bạch Hổ sơn quân Nguyễn Hữu Cẩn.

Ông cho biết, môn phái Võ hổ ở cố đô Huế vốn là môn võ gia truyền của dòng họ Nguyễn Hữu, một nhánh hậu duệ của Võ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1701), cũng là tổ sư sáng lập của môn phái Võ ta - Bạch Hổ.

Theo tư liệu lịch sử, Võ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sinh năm Canh Dần 1650 tại xã Chương Tín, H.Phong Lộc nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) xuất thân trong một gia đình võ tướng, am tường quốc sự, theo phò chúa Nguyễn.

Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi - ảnh 3

Một học trò của võ sư Đoàn Phú trình diễn thế võ hổ. LÊ HOÀI NHÂN

Nguyễn Hữu Cảnh là con trai thứ ba của ông Nguyễn Hữu Dật (tước Chiêu Vũ hầu) vốn xuất thân trong dòng dõi võ tướng. Lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, lại chuyên tâm luyện tập võ nghệ, ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ hai mươi.

Vì sinh năm Dần lại có vóc dáng hùng dũng, có nước da ngăm đen, võ thuật cao thâm nên ông được người đương thời tôn xưng danh hiệu "Hắc hổ". Nguyễn Hữu Cảnh là một võ tướng có nhiều công lao trong việc dẹp loạn phản tặc, bình định phương Nam, mở mang bờ cõi, khai sinh vùng đất Sài Gòn - Gia Định, được phong tước Võ Thành hầu.

Trên hành trình mở cõi phương Nam, dòng họ võ tướng Nguyễn Hữu đã để lại một chi họ Nguyễn Hữu tại vùng đất Phú Vang, Thừa Thiên – Huế. Hiện nhà thờ phái Nguyễn Hữu nằm tại thôn Mai Xuân, làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang (nay thuộc TP.Huế, Thừa Thiên - Huế).
Trong nhà thờ hiện còn lưu giữ bảng khắc tên trích từ gia phả của phái Nguyễn Hữu của ngài Nguyễn Hữu Dật cùng 4 con trai là Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương Hầu, tác giả truyện nôm Song Tinh Bất Dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng Hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Võ Thành hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).

Năm Nhâm Dần, khám phá môn võ Hổ quyền độc đáo cùng lão võ sư 71 tuổi - ảnh 4

Các học trò của võ sư Đoàn Phú đồng diễn võ thuật. V.H

Cơ duyên để môn Võ hổ của Võ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đến và lưu truyền tại vùng quê Phú Thượng, Phú Dương là vào năm 1835, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho tỉnh Thừa Thiên đào sông Phổ Lợi để tạo tuyến đường thủy chiến lược nối với cửa biển Thuận An.

Việc đào sông Phổ Lợi đến năm 1836 hoàn thành, được xem là một thành tựu trị thủy nổi bật của triều Nguyễn, nên năm 1837 vua Minh Mạng đã ra lệnh cho khắc hình tượng sông Phổ Lợi vào trong Nhân đỉnh (1 trong 9 đỉnh của bộ Cửu đỉnh).

Đến năm 1839, khi sông Phổ Lợi bị bồi lấp, vua sai võ tướng Tạ Quang Cự, Đô thống Trung quân Đô phủ Chưởng phủ sự, phụ trách việc nạo vét sông Phổ Lợi kiêm coi trường đào tạo võ quan Anh Danh. Theo những người con cháu của dòng họ Nguyễn Hữu ở Phú Thượng, thời điểm đó, cụ tổ của nhánh họ Nguyễn Hữu là Nguyễn Hữu Hóa, hậu duệ của Nguyễn Hữu Cảnh, là một võ quan giữ chức Đội trưởng nội hầu thuộc Trung quân Đô phủ của triều Nguyễn.

Theo Bùi Ngọc Long- Lê Hoài Nhân/Thanh niên

https://thanhnien.vn/nam-nham-dan-kham-pha-mon-vo-ho-quyen-doc-dao-cung-lao-vo-su-u70-post1426356.html

  • Từ khóa

Yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những câu chuyện giản dị

Sáng 18-5 tại Đường sách TP.HCM, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi giao lưu kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh.
19:10 - 18/05/2024
250 lượt xem

"Từ Việt Bắc về Hà Nội" của Nguyễn Thế Kỷ

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024), Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt liên kết...
14:30 - 17/05/2024
955 lượt xem

Sức hút của phim hoạt hình Việt

Không chỉ có các đơn vị nhà nước mà ngày càng có nhiều công ty tư nhân tham gia sản xuất phim hoạt hình
11:54 - 17/05/2024
978 lượt xem

Ngắm bộ tem Phật in lụa duy nhất trên thế giới

Bộ tem Phật do Bưu chính Vương quốc Bhutan phát hành về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có là lụa.
09:38 - 17/05/2024
1,037 lượt xem

Việt Nam có 2 điểm đến vào top thịnh hành nhất thế giới

TripAdvisor vừa công bố những địa điểm du lịch thịnh hành nhất thế giới, trong đó có 2 cái tên của Việt Nam nằm top 5 danh giá.
08:10 - 17/05/2024
1,115 lượt xem