19
/
115366
Hỗ trợ nghệ sĩ trẻ giữ lửa nghề
ho-tro-nghe-si-tre-giu-lua-nghe
news

Hỗ trợ nghệ sĩ trẻ giữ lửa nghề

Thứ 3, 24/08/2021 | 09:50:49
548 lượt xem

Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều sân khấu đóng cửa, đời sống của nghệ sĩ trẻ tại các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ kịp thời

Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị nghệ thuật đang đối mặt nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Trong đó, số lượng nghệ sĩ trẻ trong lĩnh vực sân khấu tại TP HCM đang đứng trước nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

Bước đi thiết thực, ý nghĩa

Tại TP HCM, số lượng nghệ sĩ trẻ hoạt động tự do, công nhân sân khấu chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đây là nhóm thuộc diện khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay. Làm thế nào để gói hỗ trợ được thực hiện hợp lý, đúng đối tượng? Theo đề xuất đã được phê duyệt, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp, trong đó hỗ trợ khoảng 2.000 viên chức là các đạo diễn, diễn viên, họa sĩ tại 100 đơn vị công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang hưởng lương hạng IV (mức lương thấp nhất hiện nay) trong cả nước.

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, cho biết các đơn vị nghệ thuật trực thuộc sở đã triển khai thực hiện hỗ trợ các viên chức, người lao động theo tinh thần Công văn số 2512/UBND-VX ngày 28-7-2021 của UBND TP HCM về triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

"Các đơn vị sự nghiệp đã chi kinh phí hỗ trợ đối với các viên chức là diễn viên hạng IV, đạo diễn hạng IV, họa sĩ hạng IV số tiền 3.710.000 đồng/người. Các trường hợp người lao động ngừng việc, hoãn việc không thuộc đối tượng chi như trên thì đã thực hiện thủ tục gửi bảo hiểm xã hội để chuyển về UBND các quận, huyện chi" - bà Nguyễn Thị Thanh Thúy nói.

Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa của TP HCM nhằm góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn. "Chính sách hỗ trợ này không chỉ là sự tiếp sức cho nghệ sĩ trẻ trong mùa dịch mà còn góp phần giữ chân họ gắn chặt với đơn vị" - NSƯT Lê Thiện chia sẻ. 

Dù vậy, trước thông tin 139 nghệ sĩ, trong đó có 2/3 là nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập nhận được sự hỗ trợ, trong khi hơn 200 nghệ sĩ trẻ của nhiều lĩnh vực: hát bội, cải lương, xiếc, ảo thuật, ca múa nhạc, biên đạo, đạo diễn, tác giả, công nhân sân khấu, chuyên viên kỹ thuật... thuộc các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa tại TP HCM chưa nhận được gói hỗ trợ này, nên họ không khỏi chạnh lòng. NSƯT Trịnh Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, cho rằng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều sân khấu đóng cửa, đời sống của nghệ sĩ trẻ tại các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa cũng rất bấp bênh nên cần sự quan tâm kịp thời.

Hỗ trợ nghệ sĩ trẻ giữ lửa nghề - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở diễn của Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Ảnh: THANH HIỆP

Cần tiêu chí rõ ràng

Khi hoạt động nghệ thuật biểu diễn trực tiếp bị tê liệt, đời sống của các nghệ sĩ trẻ thuộc 8 sân khấu xã hội hóa tại TP HCM và các nhóm xiếc, ảo thuật, vũ đoàn, nhóm múa, nhóm hát, ban nhạc cổ... gặp rất nhiều khó khăn. Họ chủ yếu là những nghệ sĩ chưa có thâm niên, mức lương khởi điểm theo từng suất diễn thấp hơn mức lương của nghệ sĩ các đơn vị công lập. Cuộc sống bình thường vốn khó khăn nhưng họ quyết chí đi theo con đường gìn giữ nghệ thuật, nhất là với sân khấu truyền thống.

Việc cơ quan chủ quản ngành văn hóa thành phố quan tâm đến đời sống các nghệ sĩ trong thời điểm này là hành động đáng ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề là những nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa nên cần tính toán hỗ trợ sao cho hợp lý và kịp thời. 

NSND Kim Cương cho rằng không nên "cào bằng" các đối tượng nghệ sĩ trẻ, mà phải chọn đúng người đang thật sự khó khăn để "miếng bánh" của gói cứu trợ không bị chia nhỏ nhiều phần. "Đa phần những người trẻ theo sân khấu truyền thống đều là cha truyền con nối. Họ được xác định sẽ trở thành một phần trong lực lượng nòng cốt của các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa nên rất cần sự hỗ trợ kịp thời" - NSND Kim Cương nói.

Nghệ sĩ cải lương Minh Hòa phải chạy xe công nghệ kiếm thêm thu nhập. Nhiều tháng qua anh thất nghiệp, lại ở nhà thuê khiến cuộc sống gia đình gặp khó khăn. "Tôi mong sự hỗ trợ của nhà nước, của UBND TP dành cho nghệ sĩ trẻ thất nghiệp phải có sự linh động, không cứng nhắc theo quy định phải có hợp đồng và giấy xác nhận thôi việc mới nhận được hỗ trợ. Lâu nay nghệ sĩ chúng tôi làm nghề chủ yếu là giữ chữ tín, nên rất khó nếu xét theo quy định này" - nghệ sĩ Minh Hòa nói. 

Trong khi đó, nghệ sĩ Bình Tinh (Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long) cho biết cả đoàn có gần 30 thành viên, trong đó 2/3 là người trẻ. "Nếu theo quy định ràng buộc thì sẽ khó nhận được hỗ trợ, vì chúng tôi biểu diễn theo từng suất, trả lương theo doanh thu một đêm diễn" - cô cho biết. 

NSND Kim Cương cho rằng nguyện vọng của các nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị xã hội hóa là chính đáng và cần được lắng nghe để chính sách hỗ trợ giữ nghề không bỏ sót các đối tượng. Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM và Hội Sân khấu TP HCM cần phải ngồi lại với nhau để bảo đảm tính công bằng của phương án hỗ trợ. “Vừa qua, 1.000 phần quà của Cuộc vận động Sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài Covid-19 của Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM trao tặng đến 1.000 nghệ sĩ, công nhân sân khấu thuộc các đơn vị xã hội hóa là rất kịp thời. Để thực hiện được chính sách này, rất cần có sự đồng thuận, minh bạch và công bằng” - NSND Kim Cương nhấn mạnh.

Theo Thanh Hiệp/ NLĐ

https://nld.com.vn/van-nghe/ho-tro-nghe-si-tre-giu-lua-nghe-20210823193609067.htm

  • Từ khóa

"Từ Việt Bắc về Hà Nội" của Nguyễn Thế Kỷ

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2024), Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt liên kết...
14:30 - 17/05/2024
551 lượt xem

Sức hút của phim hoạt hình Việt

Không chỉ có các đơn vị nhà nước mà ngày càng có nhiều công ty tư nhân tham gia sản xuất phim hoạt hình
11:54 - 17/05/2024
581 lượt xem

Ngắm bộ tem Phật in lụa duy nhất trên thế giới

Bộ tem Phật do Bưu chính Vương quốc Bhutan phát hành về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có là lụa.
09:38 - 17/05/2024
635 lượt xem

Việt Nam có 2 điểm đến vào top thịnh hành nhất thế giới

TripAdvisor vừa công bố những địa điểm du lịch thịnh hành nhất thế giới, trong đó có 2 cái tên của Việt Nam nằm top 5 danh giá.
08:10 - 17/05/2024
673 lượt xem

Đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng tại đỉnh núi Bà Đen vào ngày 18.5

Diễn ra vào ngày 18.5 (nhằm 11.4 âm lịch), đại lễ Phật đản được tổ chức với nhiều nghi thức thiêng liêng tại núi Bà Đen, hứa hẹn hút hàng ngàn Phật tử và...
18:52 - 16/05/2024
1,014 lượt xem