190
/
173874
Nguy cơ dịch lạ tại Congo xâm nhập vào TP.HCM ra sao?
nguy-co-dich-la-tai-congo-xam-nhap-vao-tp-hcm-ra-sao
news

Nguy cơ dịch lạ tại Congo xâm nhập vào TP.HCM ra sao?

Thứ 4, 18/12/2024 | 08:31:00
88 lượt xem

Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) không có đường bay thẳng từ Cộng hòa dân chủ Congo, nơi đang xảy ra dịch lạ.

Nguy cơ dịch lạ tại Congo xâm nhập vào TP.HCM ra sao? - Ảnh 1.

Hiện TP.HCM đã triển khai giám sát để phòng dịch bệnh lạ tại Congo xâm nhập TP - Ảnh: TTO

Ngày 17-12, Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về việc TP chủ động các biện pháp phòng dịch bệnh lạ tại Cộng hòa dân chủ Congo (CHDC) Congo, đơn vị cho hay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) không có đường bay thẳng từ nước này.

Hành khách từ CHDC Congo sẽ phải quá cảnh qua các nước thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Á trước khi đến Tân Sơn Nhất.

Hơn nữa, bốn sân bay quốc tế của nước này (sân bay quốc tế Ndjili - TP Kinshasa, sân bay quốc tế Lubumbashi - TP Lubumbashi, sân bay quốc tế Goma - TP Goma và sân bay quốc tế Bangoka - TP Kisangani) đều không thuộc khu vực đang có dịch theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Về đường hàng hải CHDC Congo có một cảng biển là cảng Boma ở TP Kinshasa, TP này cũng không thuộc vùng dịch theo báo cáo của WHO.

Thông thường thời gian để di chuyển từ TP Kinshasa đến cảng hàng hải TP.HCM mất khoảng 30 - 40 ngày, đủ thời gian phát hiện bệnh nếu có.

Để chủ động, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xâm nhập, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) theo dõi sát tình hình diễn biến dịch, liên tục liên hệ, kết nối các đơn vị để cập nhật thông tin, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

HCDC có bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế túc trực 24/7 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng hải TP.HCM để kiểm soát các nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm từ nước ngoài xâm nhập vào TP.

Ngoài ra, tại Tân Sơn Nhất, các kiểm dịch viên y tế giám sát liên tục hành khách nhập cảnh qua hệ thống đo thân nhiệt từ xa và quan sát các biểu hiện bất thường về sức khỏe trong khi hành khách vẫn di chuyển bình thường, không có hạn chế nào.

Tùy theo tình hình dịch, HCDC sẽ kích hoạt hệ thống giám sát cảnh báo sớm tại các cơ sở khám chữa bệnh và trong cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng hiện đã bao phủ khắp 22 quận, huyện, TP Thủ Đức.

Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đội đáp ứng nhanh và các đơn vị liên quan đến hoạt động giám sát, điều tra xử lý dịch, triển khai mạng lưới thu dung, phân tuyến điều trị ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ bệnh để dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng.

Sở Y tế TP.HCM cho hay WHO đánh giá nguy cơ lây lan dịch bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, và chỉ lưu ý việc giám sát tại biên giới với quốc gia láng giềng gần khu vực xảy ra dịch là Angola.

Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Phi, tính đến ngày 12-12, dịch lạ ở CHDC Congo đã ghi nhận tổng cộng 527 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 32 trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế (tỉ lệ tử vong 6%).

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau cơ. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em (53% số mắc và 54,8% số tử vong là dưới 5 tuổi) và tất cả các trường hợp nặng đều có suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Khu vực đang xảy ra dịch là khu vực nông thôn, thuộc tỉnh vùng sâu, cách xa Thủ đô Kinshasa, vừa xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong những tháng gần đây; điều kiện y tế thiếu thốn, tỉ lệ tiêm chủng thấp, khả năng tiếp cận chẩn đoán, quản lý ca bệnh rất hạn chế.

Theo WHO, mức độ nguy cơ tại khu vực xảy ra dịch (khu vực Panzi, tỉnh Kwango) là cao, tuy nhiên ở cấp quốc gia của CHDC Congo, nguy cơ là trung bình, do đợt bùng phát hiện tại có tính chất cục bộ trong khu vực Panzi, tỉnh Kwango.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, Sở Y tế khuyến cáo người dân không nên đến các vùng đang có dịch nếu không cần thiết.

Đối với người đã từng đi qua các vùng có dịch, nếu phát hiện những triệu chứng nghi ngờ thì cần đến ngay cơ sở y tế và cung cấp cho nhân viên y tế đầy đủ thông tin về lịch trình đi lại để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như để hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng.

Theo Thu Hiến/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/nguy-co-dich-la-tai-congo-xam-nhap-vao-tp-hcm-ra-sao-2024121717454814.htm

  • Từ khóa

Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu...
10:04 - 18/12/2024
47 lượt xem

Ung thư gia tăng ở người trẻ: Chuyên gia chỉ món ăn tốt nhất để phòng ngừa

Mặc dù các trường hợp ung thư đại tràng đang gia tăng ở người trẻ, các chuyên gia khuyên chọn đúng loại thực phẩm có thể giảm thiểu rủi ro.
16:59 - 17/12/2024
464 lượt xem

Bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng dịch

Một số bệnh truyền nhiễm đang ghi nhận số mắc gia tăng như sởi, ho gà và bệnh dại. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành chủ động phòng...
15:31 - 17/12/2024
501 lượt xem

Mức sinh xuống thấp, dân số Việt Nam sẽ siêu già vào 2049

'Tại VN, việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp (năm 2023 ước tính là...
14:34 - 17/12/2024
522 lượt xem

Bác sĩ chỉ rõ 7 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao?

Bệnh về răng miệng xảy ra dù nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người bệnh. Các bệnh về răng miệng phổ biến dễ mắc phải thường là sâu...
14:16 - 17/12/2024
506 lượt xem