9
/
172230
Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo
phu-thuoc-vao-ai-nguoi-tre-nguy-co-giam-kha-nang-tu-duy-sang-tao
news

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

Thứ 3, 12/11/2024 | 10:00:00
1,029 lượt xem

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11.

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo - Ảnh 1.

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: C.T

ChatGPT tác động mạnh vào giáo dục

Hội thảo "Ứng dụng AI trong học tập", của ChatGPT vào giáo dục là nội dung mở đầu chương trình do Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức.

Theo TS Lê Duy Tân, không phủ nhận những ích lợi mà trí tuệ nhân tạo (AI) hay ChatGPT mang lại cho giáo dục. Có thể kể đến việc cá nhân hóa việc học dựa trên nhu cầu và mục tiêu của từng sinh viên, kho tư liệu cho phép tìm kiếm nhanh và hiệu quả, sử dụng đơn giản, tiết kiệm thời gian…

Tuy nhiên, anh cho rằng lo ngại việc học sinh, sinh viên mất khả năng tư duy sáng tạo bởi AI, ChatGPT là hoàn toàn có cơ sở. Hệ thống giáo dục đang bị AI, ChatGPT tác động mạnh.

Phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Lạm dụng ChatGPT có thể làm giảm khả năng trong việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc người khác, do không có mối tương tác thực tế và sâu sắc. 

Nhà đồng sáng lập Lab AioT Việt Nam nói việc ChatGPT có thể thu thập, lưu trữ thông tin cá nhân người dùng mà không có sự chấp thuận sẽ đe dọa quyền riêng tư, gây mất an toàn thông tin.

"Nếu con người liên tục dựa vào ChatGPT để giải quyết vấn đề, họ có thể mất đi khả năng giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng xử lý vấn đề. Trong khi không phải mọi câu trả lời của ChatGPT đều chính xác. Và điều này gây ra những hậu quả tiêu cực cho việc học cũng như sự nghiệp tương lai", TS Lê Duy Tân nói.

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo - Ảnh 2.

Nhiều bạn sinh viên tham gia tại chương trình trải nghiệm với ChatGPT - Ảnh: C.T.

Nên và không nên với ChatGPT trong việc học

Nên tận dụng ChatGPT để tối ưu hóa, cá nhân hóa việc học như một công cụ cung cấp lời nhắc, tinh chỉnh đáp án, tạo phản hồi dưới dạng tổng kết. Tuyệt đối phải dùng kỹ năng phản chiếu, phân tích, suy luận khi tiếp cận vấn đề học thuật, các thông tin được tạo bởi ChatGPT.

ChatGPT đôi khi giúp chúng ta viết một email ấn tượng, tổng hợp kiến thức môn học sâu. Và đó có thể là công cụ kiểm tra chính tả, ngữ pháp cũng rất hiệu quả.

Tuy vậy, có nhiều điều không nên lạm dụng, nhất là dùng ChatGPT để viết luận văn vì như vậy là "vi phạm liêm chính học thuật".

"Có thể nói ChatGPT chỉ là bước đầu của cuộc cách mạng công nghệ, gây tác động và lo ngại cho giáo dục, đặc biệt là kỹ năng tư duy", TS Lê Duy Tân nói.

Theo PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, phó hiệu trưởng Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), ngoài tạo môi trường khuyến khích sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, Tuần lễ đổi mới sáng tạo năm nay còn mở ra cơ hội cho sinh viên tiếp cận ý tưởng mới, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

"Đây là cơ hội kết nối các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài trường, trong thành phố và các tỉnh lân cận. Thông qua các hoạt động của tuần lễ, sinh viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản về phát triển bền vững, trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng số quan trọng, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển trong học tập và công việc sau này", TS Anh Vũ chia sẻ.

Theo Công Triệu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/phu-thuoc-vao-ai-nguoi-tre-nguy-co-giam-kha-nang-tu-duy-sang-tao-20241111153307651.htm 

  • Từ khóa

Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp

52% chuyên gia gen Z không muốn trở thành quản lý cấp trung, 72% thích phát triển theo lộ trình cá nhân để tích lũy kỹ năng thay vì ở vai trò quản lý.
14:59 - 13/11/2024
329 lượt xem

Sinh viên Việt Nam tại Mỹ giành giải nhì cuộc thi bình đẳng giới

Tại cuộc thi sản xuất sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 'Rẻo cao...
12:11 - 13/11/2024
417 lượt xem

9 nhà khoa học trẻ đầu tiên nhận Giải thưởng Khuê Văn Các

T.Ư Đoàn vừa công bố danh sách 9 nhà khoa học tiêu biểu là những người đầu tiên nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, với nhiều thành tích...
07:21 - 13/11/2024
530 lượt xem

Cô gái 29 tuổi là mẹ đỡ đầu của 8 trẻ mồ côi

Chị Hồ Mỹ Như Thảo (29 tuổi, ngụ P.Bình Định, TX.An Nhơn, Bình Định) là Chủ nhiệm nhóm thiện nguyện Sức sống trẻ An Nhơn, đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó...
17:00 - 12/11/2024
876 lượt xem

Giúp người trẻ giảm thiểu thất bại khi khởi nghiệp

Để giúp giảm thiểu thất bại khi khởi nghiệp, cũng như có thể góp phần hỗ trợ người trẻ hiện thực hóa giấc mơ trở thành những doanh nhân toàn cầu, một tổ...
14:00 - 12/11/2024
945 lượt xem