11
/
170500
Sẽ có luật Học tập suốt đời, chế tài việc 'được đi học' và 'phải đi học'
se-co-luat-hoc-tap-suot-doi-che-tai-viec-duoc-di-hoc-va-phai-di-hoc
news

Sẽ có luật Học tập suốt đời, chế tài việc 'được đi học' và 'phải đi học'

Thứ 5, 03/10/2024 | 16:23:00
1,896 lượt xem

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị và ban hành luật Học tập suốt đời. Trong đó, sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, ngày 1.10, Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời thuộc Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức phiên họp đề xuất khung luật Học tập suốt đời.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, cho biết thời gian qua, có rất nhiều kế hoạch, đề án được thực hiện với mục tiêu tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người.

Bà Trần Thị Lâm (quê Quảng Ngãi), lấy bằng tốt nghiệp ĐH ngành tài chính ngân hàng ở tuổi U.70 

"Đến thời điểm này, những chương trình, đề án đó cần được ban hành thành luật để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành có trách nhiệm, tạo cơ hội, điều kiện về thể chế, thiết chế và những điều kiện khác để ai cũng được học tập. Luật hóa để việc học không chỉ là nhu cầu mà còn là trách nhiệm của công dân. Luật Học tập suốt đời sẽ có chế tài cho việc được đi học và phải đi học", Thứ trưởng Phạm ngọc Thưởng nhận định.

Luật Học tập suốt đời được xem là một văn bản luật bổ sung, mở rộng và hoàn thiện các vấn đề về lĩnh vực học tập suốt đời chưa được đề cập một cách đầy đủ, toàn diện trong luật Giáo dục 2019 và các luật khác về giáo dục.

Luật Học tập suốt đời tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực học tập suốt đời; hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người; nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng vốn con người và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia.

Được biết, đề xuất dự thảo khung luật Học tập suốt đời dự kiến các nội dung gồm: những quy định chung; quản lý nhà nước về học tập suốt đời; các tổ chức, cá nhân cung ứng cơ hội học tập suốt đời; chương trình, nội dung, tài liệu, hình thức học tập suốt đời; đánh giá và công nhận kết quả học tập suốt đời; giảng viên/hướng dẫn viên, cán bộ quản lý học tập suốt đời và người học; huy động nguồn lực cho và tạo môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và điều khoản thi hành.

Trước đó, vào tháng 4.2022, tại Nghị quyết chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã giao nhiệm vụ Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất xây dựng Dự án luật Học tập suốt đời trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt.

Như vậy trong thời gian tới, sẽ có 2 bộ luật sắp được ban hành là luật Nhà giáo và luật Học tập suốt đời.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

https://thanhnien.vn/se-co-luat-hoc-tap-suot-doi-che-tai-viec-duoc-di-hoc-va-phai-di-hoc-185241003140539525.htm

  • Từ khóa

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
192 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
666 lượt xem

Đào tạo truyền thông: Sinh viên nên được tiếp cận nghề nghiệp sớm

Khối ngành truyền thông có hơn 30 trường đại học đào tạo. Vấn đề đặt ra làm sao để đảm bảo quyền lợi sinh viên, tránh chạy theo số lượng tuyển sinh.
14:29 - 20/12/2024
697 lượt xem

Ấn Độ: Sinh viên y khoa học thêm nhiều hơn học chính

Lĩnh vực giáo dục y khoa tại Ấn Độ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi xu hướng học thêm ngày càng phổ biến.
10:29 - 20/12/2024
774 lượt xem

Giá SGK xã hội hóa có 'bình ổn' được không?

Giá sách giáo khoa từ khi xã hội hóa đã tăng gấp 2 - 3 lần so với trước đang là vấn đề mà dù giải thích cách nào cũng chưa thuyết phục được người dân.
07:52 - 20/12/2024
814 lượt xem