16
/
171130
Chế độ đối với người bị tai nạn trên đường đi làm về
che-do-doi-voi-nguoi-bi-tai-nan-tren-duong-di-lam-ve
news

Chế độ đối với người bị tai nạn trên đường đi làm về

Thứ 5, 17/10/2024 | 15:59:00
510 lượt xem

BGTV- Chuyên mục "Luật sư của bạn" nhận được một số câu hỏi có nội dung như sau: Tôi được biết, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới, nếu người lao động làm việc tại công ty mà bị tai nạn trên đường đi làm sẽ được hưởng chế độ ốm đau, có đúng vậy không ?

Về vấn đề này, Luật sư Đinh Trọng Khôi - Công ty Luật TNHH Prolaf (Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang) trả lời như sau:

Luật sư Đinh Trọng Khôi

*Khi đi làm về tôi bị tai nạn giao thông, bị gãy tay dẫn đến phải nằm viện điều trị và nghỉ dài ngày, tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Thứ nhất, bạn và công ty đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 1 phần là bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Thứ hai là phải bị tai nạn lao động.

- Thứ ba, là mức suy giảm khả năng lao động phải từ 5% trở lên.

- Thứ 4, không thuộc trường hợp do người lao động đó tự hủy hoại sức khỏe, do có sử dụng ma túy và chất gây nghiện, hoặc do mâu thuẫn cá nhân giữa nạn nhân và người gây ra tai nạn không liên quan đến công việc.

Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, bị tai nạn 1 trong các trường hợp sau đây thì cũng được xác định là tai nạn lao động:

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Như vậy, không phải cứ trường hợp nào tai nạn trên đường cũng được xác định là tai nạn lao động mà phải là trên tuyến đường hợp lý và thời gian hợp lý.

Ví dụ: Khi hết giờ, bạn đi thẳng về nhà và xảy ra tai nạn xảy ra thì sẽ được xác định là tai nạn lao động; còn nếu tan làm bạn còn di chuyển đến quán nhậu để ăn uống mà gặp tai nạn thì không được coi là tai nạn lao động

*Nếu được xác định là tai nạn lao động và đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì sẽ được hưởng chế độ cụ thể như nào?

Đối với trường hợp bị tai nạn lao động, nhân viên sẽ được hưởng 2 chế độ chính.

Thứ nhất là từ Công ty: Bạn sẽ được người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm về thanh toán chi phí y tế; trả phí giám định y khoa; trả đủ lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động, phục hồi chức năng lao động; bồi thường hoặc trợ cấp cho nhân viên theo tỷ lệ thương tật và mức độ lỗi của người lao động.

Thứ hai là chế độ hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội:

- Nếu tỷ lệ thương tật từ 5~30%, thì được hưởng trợ cấp 1 lần. Suy giảm 5% thì tương ứng với 5 tháng lương cơ sở, sau đó mỗi 1% tăng thêm thì sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; đồng thời tùy vào thâm niên có thể được trợ cấp thêm tối thiểu là 0,5 tháng tiền lương đóng BHXH.

- Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng: Suy giảm 31% thì tương ứng với trợ cấp hàng tháng là 30% lương cơ sở, sau đó mỗi 1% tăng thêm thì sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; đồng thời tùy vào thâm niên có thể được trợ cấp thêm mỗi tháng tối thiểu là 0,5% tháng tiền lương đóng BHXH.

- Ngoài ra nhân viên có thể được hưởng thêm còn 1 số loại chế độ đối với trường hợp đặc thù như trợ cấp phục vụ đối với trường hợp thương tật 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần; trợ cấp cho thân nhân khi người lao động chết; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; chi trả cho phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

*Trong thời gian phải nghỉ đi điều trị, thì bạn nhân viên này có được hưởng thêm chế độ ốm đau hay không?

Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Sở dĩ có điều này, vì khi nhân viên được xác định là tai nạn lao động, bản thân Công ty đã có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế và trả đủ lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động, phục hồi chức năng lao động.

Trong khi với chế độ ốm đau, người lao động không được nhận lương mà thay vào đó sẽ được hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm xã hội để bù đắp phần nào thu nhập bị giảm sút trong thời gian điều trị.

Do đó, nhân viên vẫn nhận đủ lương như khi đi làm, thì không bị mất thu nhập để cần trợ cấp giống như trường hợp nghỉ việc vì ốm đau thông thường.

Như vậy, nếu tai nạn trên đường đi làm về có thể được xác định là tai nạn lao động và hưởng chế độ của tai nạn lao động, nếu đã hưởng chế độ tai nạn lao động rồi thì không được hưởng chế độ ốm đau nữa.

Duy Phách

  • Từ khóa

Cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị truy tố đến khung tử hình

Ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng bị truy tố tội nhận hối lộ, với khung hình phạt...
09:18 - 18/10/2024
466 lượt xem

Toàn bộ mức án các bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Chiều 17-10, hội đồng xét xử đã tuyên mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái...
07:12 - 18/10/2024
123 lượt xem

Hóa chất trồng giá đỗ siêu tốc độc đến mức nào?

Hóa chất mà hai cơ sở sản xuất giá đỗ ở Quảng Ngãi vừa bị khởi tố sử dụng để trồng giá siêu tốc là chất 6-Benzylaminopurine - một...
14:17 - 17/10/2024
538 lượt xem

Đối tượng mua bán hơn 800.000 dữ liệu cá nhân bị khởi tố

Đối tượng mua bán hơn 800.000 dữ liệu cá nhân bị khởi tố
11:40 - 17/10/2024
596 lượt xem

Lãnh đạo Công ty cổ phần điện lực vùng Duyên Hải lừa đảo 38 tỉ đồng

Nguyễn Duy Tuấn - chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần điện lực vùng Duyên Hải (trụ sở ở Hải Phòng) - bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc...
09:57 - 17/10/2024
662 lượt xem