16
/
168368
Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại có được tham gia mua bán nhà đất không?
thua-phat-lai-la-gi-thua-phat-lai-co-duoc-tham-gia-mua-ban-nha-dat-khong
news

Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại có được tham gia mua bán nhà đất không?

Thứ 6, 16/08/2024 | 15:05:00
2,030 lượt xem

BGTV - Khán giả của Đài PT & TH Bắc Giang hỏi: Theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại có được thực hiện, tham gia trong hợp đồng mua bán nhà đất hay không?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn nội dung này Luật sư, Nguyễn Thị Phong Lan - Giám đốc Công ty Luật TNHH Intelico- Hà Nội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời như sau:

Luật sư Nguyễn Thị Phong Lan

Thừa phát lại có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền, các bên trong quan hệ pháp luật trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Đồng thời, Thừa phát lại cũng góp phần bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong các hoạt động pháp lý. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định chặt chẽ trong văn bản pháp luật để tránh xung đột về quyền lợi với các chủ thể khác và giữ được tính trung lập khi tham gia hoạt động pháp luật. 

1. Khái quát chung về Thừa phát lại 

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. 

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. 

1.1. Công việc và nhiệm vụ của Thừa phát lại

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại được làm các công việc sau:

- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, thì tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo các quy định cụ thể tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tống đạt.

- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định. Trong đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nội dung này được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về lập vi bằng. Ví dụ, Thừa phát lại lập vi bằng về việc ký kết hợp đồng, tình trạng tài sản, hành vi của các bên trong tranh chấp tại thời điểm lập vi bằng.

- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo các điều khoản tại Mục 3 Chương IV Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định pháp luật, cụ thể tại Mục 4 Chương IV Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự.

1.2. Các hành vi Thừa phát lại không được làm

Căn cứ Điều 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại không được làm các công việc sau: 

- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp.

- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

2. Thừa phát lại có được tham gia trong mua bán nhà đất không?

Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực; trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hoặc chứng thực được thực hiện theo yêu cầu của các bên.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về giá trị pháp lý của vi bằng: “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.”

Vì vậy, việc Thừa phát lại lập vi bằng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có giá trị pháp lý thay thế việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 

Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về các trường hợp không được lập vi bằng: “Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai,[…] theo quy định của pháp luật.” 

Do đó, Thừa phát lại bị cấm thực hiện việc lập vi bằng về chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp Thừa phát lại có hành vi lập vi bằng chuyển quyền sử dụng đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. 

Cụ thể, căn cứ khoản 4 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại: 

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời, khoản 8 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại như sau:

b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này.”

Như vậy, Thừa phát lại có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi lập vi bằng chuyển quyền sử dụng đất. 

Duy Phách

  • Từ khóa

Vụ Tân Hoàng Minh 'chưa từng có tiền lệ', chỉ 4 tháng đã cơ bản xong THADS

Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội cho biết, vụ án Tân Hoàng Minh có số lượng bị hại và tiền phải thi hành rất lớn, 'chưa từng có tiền lệ', nhưng bằng nhiều...
11:32 - 02/12/2024
9 lượt xem

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày...
09:57 - 02/12/2024
55 lượt xem

Quảng Trị: Bắt giữ nghi phạm người Lào vận chuyển 18.000 viên ma túy

Công an H.Đakrông (Quảng Trị) vừa phối hợp với các đơn vị liên quan bắt quả tang một nghi phạm người Lào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
09:54 - 02/12/2024
55 lượt xem

Những ai ‘bẻ lái’ kết luận thanh tra giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thâu tóm dự án Đại Ninh?

Cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị cáo buộc hai lần ký bút phê vào đơn kiến nghị để giúp đỡ ông Nguyễn Cao Trí và nhận cảm ơn...
15:04 - 30/11/2024
1,103 lượt xem

Trường hợp nào phải ra hạn quyền sử dụng đất?

BGTV-Theo quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, trường hợp nào người dân phải gia hạn và không phải gia hạn khi hết hạn sử dụng đất?
14:00 - 29/11/2024
1,653 lượt xem