Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB-XH, bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.Hà Nội bắt tạm giam với cáo buộc cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Trước đây, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), Nguyễn Hữu Bách (cựu cán bộ Bộ Công an)... từng bị khởi tố cùng về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Ngoài ra, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng bị khởi tố về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Vậy như thế nào là bí mật nhà nước, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) đã có trao đổi nhanh với PV Báo Thanh Niên.
Luật sư Lê Văn Hoan
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác; và cách để người dân có thể biết được đó là tài liệu mật, sẽ căn cứ vào cách phân biệt ở 3 cấp độ: tuyệt mật, tối mật, và mật. 3 cấp độ này sẽ được ghi rõ trên các văn bản, tài liệu...
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, điều 5 luật Bảo vệ bí mật nhà nước cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước, nếu vi phạm thì bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tương ứng, tùy hành vi và mức độ vi phạm.
Về phạm vi bí mật nhà nước, Điều 7 luật Bí mật nhà nước quy định rất chi tiết, đó là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước:
Điều 5 luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 |
Theo Báo Thanh niên
https://thanhnien.vn/the-nao-la-lam-lo-bi-mat-nha-nuoc-185240509115709174.htm