16
/
161815
Tiếp tục đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế
tiep-tuc-de-xuat-cam-tuyet-doi-nong-do-con-voi-tai-xe
news

Tiếp tục đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Thứ 2, 25/03/2024 | 11:26:00
3,094 lượt xem

Dù đưa ra 2 phương án nhưng thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp tục đề xuất cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.

Cảnh sát giao thông TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn với người dân - Ảnh: M.HÒA

Cảnh sát giao thông TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn với người dân - Ảnh: M.HÒA

Theo chương trình, tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 từ ngày 26 đến 28-3, các đại biểu sẽ thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tại báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo luật sẽ được thảo luận, thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (cơ quan thẩm tra) đã tiếp tục nêu quan điểm về nội dung cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.

"Xây dựng môi trường sống lành mạnh, không phụ thuộc vào việc tiêu thụ đồ uống có cồn"

Cụ thể, thảo luận tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, đa số đại biểu nhất trí với dự thảo luật là cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.

Theo đó, quy định này không phải là nội dung mới, mà được kế thừa quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thống nhất với quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019...

Việc tiếp tục quy định cấm này là một trong những giải pháp căn cơ góp phần thay đổi văn hóa, thói quen uống rượu, bia, đặc biệt là uống rượu, bia rồi thì không được lái xe.

Việc hình thành văn hóa "đã uống rượu bia, không lái xe" có thể là một quá trình lâu dài, nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình giao thông của Việt Nam.

Do đó, cần phải tiếp tục thúc đẩy sự hình thành văn hóa đó, kết hợp tổng thể các biện pháp khác để xây dựng môi trường sống lành mạnh, lối sống không phụ thuộc vào việc tiêu thụ đồ uống có cồn...

Việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn bảo đảm tính khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định. 

Với quy định cấm tuyệt đối thì người dân không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Còn nếu quy định có ngưỡng nhất định thì chính người dân khó xác định uống bao nhiêu, uống thế nào cho thấp hơn ngưỡng đó, cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc xử lý.

Hơn nữa, khi có ngưỡng rất dễ xảy ra trường hợp bị ép uống và khi đã uống dễ bị kích thích, khó làm chủ bản thân và khó dừng lại.

Về nồng độ cồn nội sinh phát hiện qua hơi thở, theo thường trực ủy ban, đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng.

Thực tiễn phát hiện rất hiếm và một số trường hợp sau khi phát hiện đã kịp thời trao đổi với lực lượng chức năng, có thể kiểm tra lại qua xét nghiệm máu để không làm sai lệch kết quả xử lý.

Không cấm tuyệt đối: Người uống rượu, bia không thể biết lúc nào đến ngưỡng để dừng lại

Một số đại biểu đề nghị đưa ra mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với tài xế.

Theo phân tích của thường trực ủy ban, dù có ưu điểm nhưng phương án này có hạn chế như làm lãng phí công sức, tiền bạc khi đã dày công tuyên truyền, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm, từng bước hình thành văn hóa "đã uống rượu bia, không lái xe".

Khó bảo đảm tính khả thi khi người uống rượu, bia không thể biết lúc nào đến ngưỡng để dừng lại...

Báo cáo nêu rõ thường trực ủy ban nhất trí với đề xuất của Chính phủ là cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với tài xế.

Tuy nhiên, theo ý kiến đề xuất của một số đại biểu, thường trực ủy ban đã thiết kế 2 phương án để báo cáo.

Trong đó, phương án 1 quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).

Còn phương án 2, quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là cấm điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở.

Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Theo báo cáo, tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến cụ thể với 2 phương án và nhất trí đề nghị lựa chọn phương án 1.

Thường trực ủy ban đề nghị thống nhất với phương án 1 để báo cáo Quốc hội. Cụ thể tiếp tục kế thừa quy định hiện hành về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.

Việc này để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội, tuổi thọ của giống nòi.

Sau quá trình thực hiện, khi đã hình thành ý thức, văn hóa "đã uống rượu bia, không lái xe" sẽ tiến hành tổng kết quy định này để có đề xuất cho phù hợp.

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/tiep-tuc-de-xuat-cam-tuyet-doi-nong-do-con-voi-tai-xe-20240325062932555.htm 

  • Từ khóa

Vụ GFDI lừa đảo hơn 3.700 tỉ đồng: Khám xét hàng loạt chi nhánh tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ

Công an vừa hoàn tất việc khám xét tất cả chi nhánh Công ty GFDI tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
14:15 - 02/12/2024
26 lượt xem

Vụ Tân Hoàng Minh 'chưa từng có tiền lệ', chỉ 4 tháng đã cơ bản xong THADS

Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội cho biết, vụ án Tân Hoàng Minh có số lượng bị hại và tiền phải thi hành rất lớn, 'chưa từng có tiền lệ', nhưng bằng nhiều...
11:32 - 02/12/2024
105 lượt xem

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" vi phạm giao thông

Quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày...
09:57 - 02/12/2024
148 lượt xem

Quảng Trị: Bắt giữ nghi phạm người Lào vận chuyển 18.000 viên ma túy

Công an H.Đakrông (Quảng Trị) vừa phối hợp với các đơn vị liên quan bắt quả tang một nghi phạm người Lào có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
09:54 - 02/12/2024
129 lượt xem

Những ai ‘bẻ lái’ kết luận thanh tra giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thâu tóm dự án Đại Ninh?

Cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị cáo buộc hai lần ký bút phê vào đơn kiến nghị để giúp đỡ ông Nguyễn Cao Trí và nhận cảm ơn...
15:04 - 30/11/2024
1,187 lượt xem