16
/
158829
Hành vi tàng trữ, sản xuất và sử dụng pháo nổ bị xử lý như thế nào?
hanh-vi-tang-tru-san-xuat-va-su-dung-phao-no-bi-xu-ly-nhu-the-nao
news

Hành vi tàng trữ, sản xuất và sử dụng pháo nổ bị xử lý như thế nào?

Thứ 5, 11/01/2024 | 15:35:00
2,040 lượt xem

BG.TV - Pháp luật quy định như thế nào về tàng trữ, sử dụng pháo? Hành vi tàng trữ và buôn bán khi nào bị xử lý hình sự?

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Ngô Thị Tuyến – Văn Phòng Luật sư Đại An (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trả lời như sau:

Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo; Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy;cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Nghị định 137/2020/NĐ-CP đã quy định một số điểm mới phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm về pháo. Căn cứ các quy định trên thì ngoài pháo hoa được sử dụng trong một số trường hợp thì những loại pháo nổ, pháo hoa nổ, thuốc pháo khác người dân không được sử dụng.

Luật sư Ngô Thị Tuyến

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; 

Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

Vào mỗi dịp cuối năm hằng năm, tình hình sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự thường diễn biến phức tạp. Pháp luật hiện hành đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó, mọi hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo sẽ bị xử lý theo quy định.Về chế tài xử lý được quy định cụ thể như sau:

Về xử phạt vi phạm hành chính

Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm" như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

- Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, 

thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;

+ Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;

+ Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.

- Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.

- Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

+ Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.

- Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Về xử lý hình sự

* Xử lý theo hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm

Theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.00 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

+ Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.

* Xử lý theo hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

Theo Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định:

- Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.00 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Pháo nổ 120 kilôgam trở lên.

* Xử lý theo hành vi gây rối trật tự công cộng (sử dụng pháo)

Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự công cộng quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. (Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù).

Kết luận: Mặc dù pháp luật có mức phạt rất nghiêm khắc, nhưng vì lợi nhuận hoặc coi thường pháp luật nên một số đối tượng vẫn lén lút hoạt động vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng pháo. Hệ quả là nhiều vụ tai nạn về pháo nổ đã xảy ra ở một số nơi vừa nhất là vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Do đó, thời gian tới cơ quan chức năng cần bổ sung các chế tài, xử lý mạnh tay hơn nữa để tăng tính răn đe, cũng như phòng ngừa với hành vi vi phạm pháp luật này.

Duy Phách

  • Từ khóa

Tài xế vi phạm lao thẳng xe vào Trung tá CSGT

Phát hiện xe máy vi phạm tốc độ, Trung tá CSGT ra hiệu lệnh dừng xe nhưng tài xế không chấp hành. Nam tài xế còn lái xe lao thẳng vào người CSGT, khiến...
09:20 - 29/04/2024
162 lượt xem

Phan Quốc Việt dính líu như thế nào với Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn?

Theo kết luận điều tra, Phan Quốc Việt khai đã đưa Công ty Việt Á vào tham gia liên danh với Công ty AIC và chỉ đạo cấp dưới tìm cách xây dựng hồ sơ mời...
17:13 - 28/04/2024
565 lượt xem

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án sơ thẩm

Bà Trương Mỹ Lan xin xem xét lại tội danh mà tòa án cấp sơ thẩm đã buộc tội và mức án tử hình đối với bà.
08:16 - 27/04/2024
1,347 lượt xem

Tử hình 5 kẻ vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Theo cáo buộc, Nguyễn Văn Thơm, Dư Thanh Thủy và đồng phạm đã vận chuyển gần 180kg ma túy các loại từ Campuchia về TPHCM để giao lại cho các đối tượng...
16:16 - 26/04/2024
1,772 lượt xem

Bị mẹ người tình mắng chửi, nam thanh niên ra tay sát hại cả hai mẹ con

Bị mẹ người tình mắng chửi, Hàng A Hồ (ở Lai Châu) cướp giật dao của người dân giết chết cả hai mẹ con, rồi chốt cửa để tự sát.
14:21 - 26/04/2024
1,793 lượt xem