11
/
96951
Dạy học trực tuyến, Việt Nam sẽ có giảng viên đạt trình độ quốc tế
day-hoc-truc-tuyen-viet-nam-se-co-giang-vien-dat-trinh-do-quoc-te
news

Dạy học trực tuyến, Việt Nam sẽ có giảng viên đạt trình độ quốc tế

Chủ nhật, 06/09/2020 | 13:10:38
297 lượt xem

Khi tham gia đào tạo trực tuyến, sinh viên được tiếp cận với các bài giảng hay ở nước ngoài. Bên cạnh đó, giảng viên tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hiệu quả.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến việc đào tạo trên toàn cầu bị gián đoạn, mới đây, các chuyên gia giáo dục đại học tại Úc và Việt Nam đã cùng nhau trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trực tuyến trong thời gian tới.

Muốn trưởng thành phải học từ các nước phát triển

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới, bệnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều tiềm ẩn khó lường. Hình thức dạy và học trực tuyến sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Do đó, Bộ GD-ĐT đã và đang ban hành các chính sách cần thiết để khuyến khích việc dạy và học trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

“Nếu như trước kia chủ yếu học trực tiếp thì giờ đây việc kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp là phương thức phù hợp cho tất cả các môn, thậm chí có những môn có thể học trực tuyến hoàn toàn”.

Ông Nhạ cho rằng ngoài những lợi ích dễ thấy, việc học trực tuyến còn giúp giáo viên xây dựng được cơ sở học liệu phong phú, đặc biệt là nắm bắt được những tri thức đang được chia sẻ trên toàn cầu.

Dạy học trực tuyến, Việt Nam sẽ có giảng viên đạt trình độ quốc tế

Theo ông Nhạ, định hướng của Bộ là phát triển việc dạy trực tuyến trở thành phương thức tốt trong thời gian tới

Theo ông Nhạ, “muốn trưởng thành nhanh phải học từ các nước phát triển”.

Khi tham gia đào tạo trực tuyến, sinh viên được tiếp cận với các bài giảng hay ở nước ngoài. Bên cạnh đó, giảng viên tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức hiệu quả.

“Hiện tại, các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu vẫn dạy theo hình thức trực tiếp, nhiều kiến thức chưa được đổi mới. Do đó, sự tác động này sẽ tạo ra động lực để giáo viên làm mới mình, đồng thời kết nối được với đồng nghiệp trên khắp thế giới.

Với cách làm như vậy, tôi tin rằng 5-7 năm nữa, Việt Nam sẽ có một thế hệ giảng viên đạt trình độ quốc tế. Từ đó, họ sẽ biết cách phát triển bài giảng như thế nào cho hiệu quả”, ông Nhạ chia sẻ.

Phải có nguồn đầu tư lớn

Là ngôi trường có hơn 20 năm nghiên cứu về đào tạo từ xa, hơn 10 năm nay Trường ĐH Mở Hà Nội đã triển khai đào tạo trực tuyến.

TS Dương Thăng Long, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Từ năm 2015, nhà trường nhận được sư hỗ trợ từ các trường đại học trực tuyến ở Hàn Quốc. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, nhà trường đã nhận được hàng nghìn lượt đào tạo của cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên từ các trường đại học này. Chất lượng dạy và học trực tuyến nhờ đó cũng nâng lên đáng kể”.

Mặc dù thấy rõ hiệu quả nhưng theo ông Long, để có một hệ thống đào tạo trực tuyến cần phải có nguồn đầu tư lớn.

“Nếu trang bị hạ tầng công nghệ cũ với chi phí thấp thì sẽ không hiệu quả, trong khi đó hạ tầng công nghệ hiện đại đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, các trường cần xác định rằng mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng nếu lan tỏa được giá trị về mặt tri thức thì hiệu quả nhận lại sẽ rất lớn”.

Còn tại ĐH RMIT, năm nay, trường đã chuyển đổi thành công hơn 5.000 môn học sang trực tuyến trên toàn cầu nhằm ứng phó với những hạn chế do Covid-19 gây ra. Riêng tại Việt Nam, trường đã chuyển đổi 190 môn học sang hình thức trực tuyến.

Chủ tịch ĐH RMIT Việt Nam - Giáo sư Coloe cho biết học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến là “trạng thái bình thường mới” của nhà trường. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các lựa chọn học tập linh hoạt và dễ tiếp cận cho sinh viên.

“Trong thế giới ngày càng số hóa mạnh mẽ và kết nối rộng khắp, học tập trực tuyến sẽ đem đến cơ hội học tập cho thêm nhiều lãnh đạo tương lai của Việt Nam, dù họ có ở đâu đi chăng nữa”, Giáo sư Coloe nhận định.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/nho-hoc-truc-tuyen-viet-nam-se-co-the-he-giang-vien-dat-trinh-do-quoc-te-671596.html

  • Từ khóa

Trưởng khoa có ‘thực tài’ mới làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường?

Mặc dù pháp luật hiện nay không cho phép nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần có nhiều trưởng khoa, giảng viên là giám đốc doanh nghiệp để dạy tốt hơn, vì phải...
15:53 - 15/05/2024
322 lượt xem

Hiệu quả từ mô hình lớp học 'chạy'

Từ năm học 2022 - 2023, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) triển khai mô hình lớp học truyền thống kết hợp lớp học “chạy”.
14:09 - 15/05/2024
372 lượt xem

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.
09:55 - 15/05/2024
468 lượt xem

Những nỗ lực cấm dạy thêm bất thành ở châu Á

Chính phủ các nước ở châu Á như Trung Quốc dù nỗ lực ban hành chính sách chấn chỉnh tình trạng dạy học thêm nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề vì...
07:28 - 15/05/2024
528 lượt xem

Luật Nhà giáo nghiêm cấm việc ép buộc học sinh học thêm, nộp tiền sai quy định

Một lần nữa, việc học thêm được đề cập tại nội dung những hành vi bị nghiêm cấm đối với nhà giáo trong dự thảo luật Nhà giáo vừa được Bộ GD-ĐT ban...
16:19 - 14/05/2024
881 lượt xem