11
/
88651
Băn khoăn việc công nhận kết quả học online và qua truyền hình
ban-khoan-viec-cong-nhan-ket-qua-hoc-online-va-qua-truyen-hinh
news

Băn khoăn việc công nhận kết quả học online và qua truyền hình

Thứ 4, 25/03/2020 | 09:40:54
350 lượt xem

 Theo nhiều chuyên gia, học online còn nhiều điểm bất cập, trong đó việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải cần những tiêu chí hết sức cụ thể.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục cho học sinh nghỉ học tới hết tháng 3 để phòng, chống dịch.

Trước tình hình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Sau khi học sinh đi học trở lại, giáo viên kiểm tra, đánh giá nội dung học sinh đã học trước đó, lược bỏ, tinh giản nội dung đã học để tối ưu kế hoạch giảng dạy tại trường. Tuy nhiên, đây cũng là nội dung gây tranh cãi trong nhiều ngày qua, bởi khó có thể đánh giá kết quả việc học của học sinh qua sóng truyền hình và internet.

ban khoan viec cong nhan ket qua hoc online va qua truyen hinh hinh 1

Học sinh làm quen với lớp học trên truyền hình.

Đến thời điểm này, học sinh trên cả nước đã nghỉ học gần 2 tháng để phòng, chống dịch Covid-19. Để giúp học sinh ôn luyện kiến thức trong thời gian nghỉ học, đặc biệt là học sinh cuối cấp, hình thức học trực tuyến qua internet và sóng truyền hình đã được nhiều địa phương, cơ sở giáo dục triển khai. Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12, được các cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh ủng hộ.

Bà Ngô Thị Diệp Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Việc làm này thì đã rất kịp thời làm cho cha mẹ học sinh yên tâm và học sinh trong thời gian nghỉ không bị bỏ quên kiến thức, không bị gián đoạn quá trình học tập. Học sinh cũng rất hào hứng tiếp nhận các bài giảng trên truyền hình bởi vì các thầy cô giáo được tuyển chọn dạy các bài dạy trên truyền hình đều là những thầy cô giáo có năng lực có kinh nghiệm có khả năng sư phạm".

Học qua sóng truyền hình trong thời điểm học sinh phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 đã đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức của cả nhà trường và học sinh, phụ huynh học sinh về các loại hình dạy học, đồng thời cũng tạo ra được cơ chế trong việc công nhận hình thức dạy học từ xa, dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông. Về phía các trường, việc được công nhận kết quả dạy học online, dạy học qua truyền hình cũng giải tỏa được nhưng vướng mắc thời gian qua và tạo sự chủ động cho ngành giáo dục địa phương khi triển khai các hình thức dạy học.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc dạy học online vẫn còn nhiều điểm bất cập, trong đó phải kể đến đó việc đánh giá kết quả học tập của học sinh qua sóng truyền hình và internet không phải dễ dàng mà cần những tiêu chí hết sức cụ thể.

ban khoan viec cong nhan ket qua hoc online va qua truyen hinh hinh 2

Một chương trình học online cho học sinh nghỉ dịch.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu quan điểm: "Tôi thiên theo hướng là không. Bởi vì cách mà chúng ta tổ chức cũng như cách mà chúng ta huy động học sinh tham gia học là chúng ta không kiểm soát được về chất lượng, về nội dung về sự tham gia và vì thế thì tính hiệu quả của nó chúng ta không đong đo đếm được. Vì vậy, bản thân tôi thì tôi cho rằng là không nên sử dụng việc học trên sóng truyền hình trở thành một nội dung học tập ở trong nhà trường, và thay thế cho việc học chính thức. Và đây cũng chỉ là một giải pháp tình thế mà thôi".

Để đạt được hiệu quả trong quá trình học online, học qua truyền hình thì vẫn phụ thuộc vào sự tự giác của học sinh. Vì vậy, Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục cho rằng, có thể công nhận kết quả học online và học qua truyền hình nếu giáo viên các trường có thể kiểm chứng được kết quả kiểm tra sau khi học sinh đi học trở lại.  

"Dĩ nhiên việc học online sẽ không cho kết quả tốt như các em học trực tiếp. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại thì chúng ta không thể hi vọng các em sớm đến trường, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa ngừng lại như bây giờ. Và việc học online và học qua truyền hình có thể còn nhiều những vấn đề nhưng đó là một phương pháp cứu cánh trong thời điểm hiện nay. Dĩ nhiên, nếu các thầy cô cảm thấy chất lượng tương đối ổn, có thể đạt đến 80% thì chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận được kết quả này", bà Hương nói.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, việc dạy học qua internet, qua truyền hình thiếu sự tương tác giữa thầy và trò nên quan trọng nhất vẫn là quá trình tổ chức bài giảng của giáo viên phải chuyển tải được những kiến thức chung, quan trọng nhất của bài học tới học sinh. Để quá trình học hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, giáo viên, cơ sở giáo dục trong việc hướng dẫn, quản lý học sinh tự học.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: "Dạy học qua internet và qua truyền hình khó khăn nhất là thầy và trò chỉ có thể tương tác với nhau qua mạng thôi. Đối với qua internet thì còn trực tiếp, nhưng đối với truyền hình thì thời gian còn trễ hơn nữa. Chính vì vậy Bộ mới hướng dẫn là cô giáo, thầy giáo phải yêu cầu học sinh để có kết quả đầu ra. Và để làm được kết quả đầu ra đấy sau khi học thời gian đấy thì rõ ràng học sinh mà không xem thì không hoàn thành được và đồng thời cũng kêu gọi các gia đình, cha mẹ học sinh cùng với các thầy các cô phối hợp trong việc kiểm soát và hướng dẫn các con khi thực hiện các bài học này".

Rõ ràng quá trình học online, học qua truyền hình không thể mang lại kết quả như dạy học trực tiếp trên lớp. Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, trong thời điểm này, cả nhà trường và học sinh buộc phải chấp nhận một số phương pháp học theo kiểu tình thế. Việc học online, học qua truyền hình của học sinh chỉ đạt hiệu quả khi được kiểm tra, được tính điểm. Để thực hiện công nhận kết quả học online, học qua truyền hình thì cần phải có những kỳ thi thực sự nghiêm túc./.

Theo Minh Hường/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ban-khoan-viec-cong-nhan-ket-qua-hoc-online-va-qua-truyen-hinh-1026645.vov

  • Từ khóa
ND
Nguyễnthùy Dung - 5 năm trước
học online

Loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp

Hình thức trắc nghiệm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy học sinh "khoanh bừa, đánh lụi".
14:39 - 13/01/2025
309 lượt xem

Trường đại học Y Hà Nội dự kiến mở ngành công tác xã hội

Năm 2025, Trường đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới, gồm ngành công tác xã hội và ngành kỹ thuật hình ảnh y học.
10:47 - 13/01/2025
395 lượt xem

Truyền thông quốc tế quan tâm đến chiến lược giáo dục mới của Việt Nam

Các chính sách mới đây của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và khoa học công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các kênh truyền thông quốc tế, được đánh giá...
09:48 - 13/01/2025
418 lượt xem

Liên thông trong đào tạo: Tuyển sinh thế nào?

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, tuyển sinh liên thông được thực hiện theo một trong hai hình thức...
07:41 - 13/01/2025
476 lượt xem

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
918 lượt xem