11
/
175037
Loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp
loay-hoay-thay-doi-cau-truc-de-thi-tot-nghiep
news

Loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp

Thứ 2, 13/01/2025 | 14:39:25
54 lượt xem

Hình thức trắc nghiệm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy học sinh "khoanh bừa, đánh lụi".

Hình thức trắc nghiệm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy học sinh "khoanh bừa, đánh lụi" một cách may rủi, nhất là làm mất khả năng lập luận logic, chặt chẽ mà chỉ máy móc loại suy các đáp án có sẵn…

Từ năm 2017, đề thi tốt nghiệp THPT chuyển từ hình thức tự luận sang thi trắc nghiệm áp dụng với tất cả các môn, trừ môn văn. Việc thay đổi này được cho là sẽ đánh giá khách quan, không phụ thuộc vào giám khảo chấm thi. Tuy nhiên, những bất cập trong thi trắc nghiệm đã được các chuyên gia cảnh báo, nhất là đối với môn toán.

Bất cập ở các dạng thức

Sau 8 năm thực hiện hình thức thi trắc nghiệm với dạng câu hỏi một lựa chọn trong 4 phương án A, B, C, D, đến cuối học kỳ 2 năm học 2023 - 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đề thi được thiết kế theo 3 dạng thức: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn; câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai; câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn.

Mới đây, Bộ GD-ĐT lại ra văn bản quy định ma trận đề kiểm tra đánh giá định kỳ (áp dụng từ học kỳ 2 năm học 2024 - 2025). Trong đó, đề kiểm tra gồm 4 phần với 3 dạng thức như trên và phần câu hỏi tự luận. Thật ra, ở câu hỏi trắc nghiệm, dạng trả lời ngắn (dạng thức 3) gần với dạng câu hỏi tự luận mà kết quả cuối cùng được "ký số" thành 4 ký tự để điền vào phiếu trả lời.

Ngoài môn văn thi tự luận, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo 3 dạng thức nêu trên vẫn chưa đồng bộ với tất cả môn thi. Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học thì cấu trúc đủ 3 phần. Thế nhưng, môn lịch sử chỉ có 2 phần (câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn; câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng/sai) trong khi môn địa lý thì có đủ 3 phần. Môn tiếng Anh chỉ có 1 dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn mà không có dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai và trả lời ngắn.

Phải chăng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025 chỉ áp dụng được đối với các môn khoa học tự nhiên mà không áp dụng được đối với các môn xã hội? Việc "ký số" ở dạng thức 3 (câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn) đang trở nên "vô duyên" đối với các môn xã hội.

Một bài toán trong chương trình lớp 11 của bộ sách "Kết nối tri thức" có sự nhầm lẫn nghiêm trọng (xem ảnh). Tôi cho rằng việc đưa ra "ngưỡng điểm 25% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam" như đề bài ở trên chỉ áp dụng cho mẫu số liệu không ghép nhóm. Kết luận "25% trường đại học có chỉ số nghiên cứu tốt nhất Việt Nam là những trường có điểm chuẩn hóa lớn hơn hoặc bằng 35,42" là chưa chuẩn xác.

Học sinh TP HCM dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Ảnh: HOÀNG TRIỀU 

Một bài toán trong chương trình lớp 11 của bộ sách “Kết nối tri thức” có sự nhầm lẫn đáng tiếc

Bổ sung dạng câu tự luận để "cứu vãn"?

Việc bổ sung phần câu hỏi tự luận là để bổ khuyết cho hình thức trắc nghiệm, yêu cầu học sinh phải lập luận đưa ra lời giải thay vì chỉ điền kết quả.

Tuy nhiên, phần bài làm tự luận của học sinh sẽ chấm thế nào? Chấm chặt chẽ, logic như bài kiểm tra tự luận "thuần túy" hay là "nương tay" nếu học sinh chỉ cần ra đúng đáp số? Có nhất thiết phải bổ sung phần tự luận vào bài kiểm tra đánh giá hay không, trong khi cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2025 lại không có phần tự luận?

Bộ GD-ĐT cứ loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi để "chữa cháy", khiến nhiều thầy cô và học sinh mệt mỏi, làm mất đi tính "tự quyết, tự chọn" trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Bộ GD-ĐT cần tổng kết, đánh giá kết quả sau nhiều năm thực hiện đổi mới hình thức thi trắc nghiệm. Bởi lẽ, nếu không cẩn thận, chúng ta phải trả giá bằng một thế hệ.

Bộ GD-ĐT nên tách riêng kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học. Trên thế giới, nhiều nước vẫn tổ chức 2 kỳ thi có sao đâu? Cố GS Văn Như Cương từng nhận định: "Điểm yếu nhất của giáo dục hiện nay là vấn đề quản lý giáo dục. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa thì mới mong giáo dục phát triển bền vững".

Giáo dục cần thực nghiệm trước khi thử nghiệm. Cải cách là cần thiết nhưng cần thận trọng. "Mở" chưa hẳn đã hay, "đóng" chưa phải là dở! Đường lối, chính sách giáo dục cần thông suốt, đồng bộ chứ đừng mãi loay hoay với việc thay đổi cấu trúc đề thi.

Theo Lâm Vũ Công Chính/ Người lao động

https://nld.com.vn/loay-hoay-thay-doi-cau-truc-de-thi-tot-nghiep-196250112203640672.htm

  • Từ khóa

Trường đại học Y Hà Nội dự kiến mở ngành công tác xã hội

Năm 2025, Trường đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới, gồm ngành công tác xã hội và ngành kỹ thuật hình ảnh y học.
10:47 - 13/01/2025
148 lượt xem

Truyền thông quốc tế quan tâm đến chiến lược giáo dục mới của Việt Nam

Các chính sách mới đây của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và khoa học công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các kênh truyền thông quốc tế, được đánh giá...
09:48 - 13/01/2025
165 lượt xem

Liên thông trong đào tạo: Tuyển sinh thế nào?

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, tuyển sinh liên thông được thực hiện theo một trong hai hình thức...
07:41 - 13/01/2025
234 lượt xem

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
680 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
787 lượt xem