11
/
88060
Bộ GD&ĐT chấp nhận kết quả học trực tuyến
bo-gd-dt-chap-nhan-ket-qua-hoc-truc-tuyen
news

Bộ GD&ĐT chấp nhận kết quả học trực tuyến

Thứ 7, 14/03/2020 | 18:08:58
1,283 lượt xem

Hàng chục địa phương tiếp tục đóng cửa trường học đến hết tháng 3 để phòng chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tăng cường dạy học qua internet và truyền hình.

Giáo viên Hà Nội dạy học qua truyền hình cho học sinh cuối cấp

Giáo viên Hà Nội dạy học qua truyền hình cho học sinh cuối cấp

Sau khi học sinh đi học trở lại, giáo viên kiểm tra, đánh giá nội dung học sinh đã học trước đó, lược bỏ, tinh giản nội dung đã học để tối ưu kế hoạch giảng dạy tại trường.

Đến chiều 13/3, hàng chục địa phương thông báo tiếp tục lùi thời gian học sinh nghỉ học, trong đó nhiều địa phương chưa xác định thời hạn nghỉ như Khánh Hoà, Vĩnh Long, Hoà Bình, Bình Thuận, Phú Yên… Đa số các địa phương cho học sinh các cấp nghỉ học hết tháng 3/2020 như Cà Mau, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Kiên Giang (trừ lớp 12), Hà Nội, Bắc Giang, Hà Giang (trừ THPT).

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của việc dạy học trực tuyến, tuy nhiên từ thời điểm học sinh nghỉ học vì dịch bệnh, đa số các địa phương đều triển khai phương pháp dạy học này. Ban đầu, mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên giao bài tập qua zalo, gmail, facebook… Học sinh làm bài tập sau đó giáo viên chấm bài. Một số địa phương như Hà Nội, Đồng Nai, An Giang, Nam Định…huy động giáo viên cốt cán xây dựng bài học và giảng các môn chính như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cho học sinh lớp 9, lớp 12 chuẩn bị ôn tập cho các kỳ thi.

Hiệu quả đến đâu?

Trước đó, không ít giáo viên, hiệu trưởng các nhà trường đánh giá, việc dạy học qua truyền hình chỉ là giải pháp tạm thời vì không đem lại hiệu quả. Dạy học trên lớp, giáo viên tương tác với học sinh, có nhiều phương pháp khen thưởng, chấm điểm, khuyến khích thậm chí kèm cặp, xử phạt…Còn dạy học trực tuyến, giáo viên chỉ nói một chiều, phụ thuộc ý thức và sự tự giác của học sinh. Vì thế, ở giai đoạn đầu, Bộ GD&ĐT không thừa nhận kết quả dạy học trực tuyến.

Tuy nhiên, đến ngày 13/3, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các sở tăng cường dạy học trên internet, truyền hình. Trong đó, chú trọng lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình. Lịch phát sóng phải thông báo tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh; báo cáo lịch phát sóng về Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT nay thừa nhận kết quả dạy học qua hình thức này. 

Cụ thể:  “Khi học sinh đi học trở lại, chỉ đạo các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học”, trích văn bản Bộ GD&ĐT.

Bà Hoàng Thị Lý, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Khánh Hoà cho biết, địa phương hiện đã tổ chức dạy Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trên truyền hình. Mỗi môn học sẽ huy động một giáo viên giỏi dạy và được hỗ trợ bởi 3 giáo viên giỏi giúp soạn bài. 

Theo bà Lý, phương pháp học qua truyền hình sẽ hiệu quả vì nhà nào cũng đã có tivi, giờ phát sóng phù hợp, học sinh buộc phải tự giác vì 2 kỳ thi khó khăn đang trước mắt. Để làm được việc này, vai trò đốc thúc, giám sát của phụ huynh rất quan trọng. 

Ví dụ, buổi sáng phát sóng, tối phát lại, phụ huynh phải nắm lịch nhà nhắc con học bài. Tuy nhiên, bà Lý cũng cho rằng, lâu nay, địa phương mới chỉ thiết kế dạy học theo hướng ôn tập kiến thức cũ, còn để dạy kiến thức mới và công nhận kết qủa học tập trên truyền hình phải có nghiên cứu cụ thể trên quan điểm chia sẻ khó khăn chung.

Bà Nguyễn Thị Thuý, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ thứ 2 tuần tới, địa phương sẽ phát sóng các nội dung ôn tập kiến thức cũ cho học sinh cuối cấp THPT, mỗi clip 30 phút. Các khối còn lại được hỗ trợ học trực tuyến.

Bà Thuý cho rằng, trong bối cảnh không thể tập trung đông người để dạy học như hiện nay thì giải pháp này là phù hợp nhưng cũng chỉ bổ trợ không thể thay thế dạy học trên lớp. Vì trong một lớp học có nhiều nhóm học sinh có năng lực khác nhau, có học sinh thành phố, học sinh nông thôn, miền núi. Quảng Ninh vẫn có huyện có tới 90% học sinh dân tộc thiểu số. “Còn việc dạy học kiến thức mới và đánh giá tính hiệu quả của nó để công nhận phải được nghiên cứu, tính toán”, bà Thuý nói.

Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành cho rằng, thời gian kết thúc năm học không còn nhiều, học sinh nghỉ hơi dài nên thời điểm này học trực tuyến là hợp lý. Cũng theo ông Thành, địa phương có nhiều học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, chưa có internet, sở giao cho các nhà trường, huy động giáo viên ở các điểm trường cho học sinh học nhóm. Việc học qua internet có thể gặp khó khăn nhưng học qua tivi sẽ hiệu quả vì nơi nào có điện nơi đó có tivi.

Theo Tiền phong

https://www.tienphong.vn/giao-duc/bo-gddt-chap-nhan-ket-qua-hoc-truc-tuyen-1620116.tpo

  • Từ khóa

Loay hoay thay đổi cấu trúc đề thi tốt nghiệp

Hình thức trắc nghiệm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến hệ lụy học sinh "khoanh bừa, đánh lụi".
14:39 - 13/01/2025
116 lượt xem

Trường đại học Y Hà Nội dự kiến mở ngành công tác xã hội

Năm 2025, Trường đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới, gồm ngành công tác xã hội và ngành kỹ thuật hình ảnh y học.
10:47 - 13/01/2025
199 lượt xem

Truyền thông quốc tế quan tâm đến chiến lược giáo dục mới của Việt Nam

Các chính sách mới đây của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và khoa học công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các kênh truyền thông quốc tế, được đánh giá...
09:48 - 13/01/2025
229 lượt xem

Liên thông trong đào tạo: Tuyển sinh thế nào?

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, tuyển sinh liên thông được thực hiện theo một trong hai hình thức...
07:41 - 13/01/2025
288 lượt xem

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
737 lượt xem