11
/
87790
Ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ học
on-tap-kien-thuc-trong-thoi-gian-nghi-hoc
news

Ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ học

Thứ 3, 10/03/2020 | 12:20:39
326 lượt xem

Phụ huynh hãy khuyến khích con đọc sách, cải thiện môn học yếu để không xao nhãng kiến thức trong thời gian nghỉ kéo dài.

1. Đọc sách

Mỗi ngày, hãy khuyến khích trẻ dành 15-30 phút đọc sách theo phương pháp đọc chậm và sâu. Những ngày phải đi học, trẻ không có nhiều thời gian nên sẽ không đọc hoặc đọc nhanh, đọc lướt khiến việc thu nạp kiến thức không hiệu quả.

Việc đọc sách mang lại nhiều lợi ích. Với những em nhỏ tuổi, đọc sách giúp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, đọc chính tả trong khi những em lớn hơn có thể học cách sử dụng ngôn từ, cách hành văn của tác giả. Đặc biệt với những em nhỏ chưa thành thạo việc đọc, bố mẹ nên đọc cùng hoặc gợi ý con sử dụng từ điển để tra nghĩa những từ khó.

Bạn có thể kiểm tra tiến trình đọc sách của con bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến nội dung sách hoặc khuyến khích con viết cảm nhận sau khi đọc. Bằng cách này, trẻ sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện và khả năng viết lách.

2. Phát triển kỹ năng toán học

Tùy từng độ tuổi, trẻ em sẽ có những cách rèn luyện kỹ năng toán học riêng. Tuy nhiên, phụ huynh nên khuyến khích con làm ít nhất 3-4 bài tập toán học mỗi ngày để củng cố kiến thức liên tục.

Với những em nhỏ tuổi và kiến thức toán học không quá nặng, phụ huynh có thể tham khảo bốn phương pháp sau.

- Kết hợp học về tính toán trong hoạt động hàng ngày: Rất nhiều hoạt động thường nhật cần phép tính toán học, là cơ hội tốt để trẻ luyện tập. Khi đi chợ về, bạn có thể nhờ con tính lại số tiền đã chi vào việc mua hàng hoặc số tiền giảm giá. Khi nấu ăn, hãy thảo luận về việc giảm hoặc tăng nguyên liệu trong món ăn.

- Đọc sách về toán học: Các nghiên cứu chỉ ra việc đọc sách chứa khái niệm toán học có thể giúp trẻ tiếp cận bộ môn khoa học này từ sớm và kích thích khả năng tư duy. Phụ huynh có thể tìm mua sách: Chú sâu háu ăn, Những cuộc phiêu lưu của người thích đếm, Tìm số thất lạc.

- Trò chơi toán học: Nhiều ứng dụng trò chơi trên thiết bị điện tử được thiết kế với mục đích giúp trẻ nhỏ học toán như Yahtzee, Racko, Blokus, Monopoly. Những ứng dụng này dựa vào các vấn đề toán học cơ bản như kỹ năng đếm, tính toán, hình khối. Ngoài ra, trò chơi ghép hình, Lego có thể giúp trẻ trau dồi tư duy không gian đa chiều.

- Thực hành toán học: Vào thời gian rảnh rỗi, bạn có thể cùng con làm bài tập toán trong sách bài tập hoặc tự ra đề. Khi trẻ gặp khúc mắc, bạn nên giảng bài cho con hiểu thay vì làm hộ để trẻ hiểu sâu hơn.

Với những học sinh lớn tuổi, phụ huynh có thể mua sách tự luyện, sách bài tập phù hợp với trình độ của con và khuyến khích con ôn luyện mỗi ngày.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

3. Cải thiện môn học yếu

Trong thời gian nghỉ, phụ huynh nên đánh giá năng lực học tập của con ở từng môn, phát hiện những môn học còn yếu để giúp con củng cố lại kiến thức. Với những môn này, trẻ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tự trau dồi, kết hợp làm thêm sách bài tập, học trực tuyến.

4. Học ngoại ng

Thời gian nghỉ dài là cơ hội hữu ích để trẻ trau dồi bốn kỹ năng ngoại ngữ bao gồm: nghe, nói, đọc, viết. Chẳng hạn với kỹ năng nghe, bạn có thể gợi ý con mỗi sáng thức dậy nghe một chương trình tiếng Anh bất kỳ phù hợp với trình độ của con. Thời lượng nghe có thể 5-7 phút trong khi con đang vệ sinh cá nhân hoặc ăn sáng. Thời gian trong ngày có thể dành để học ngữ pháp, làm bài tập tiếng Anh hoặc luyện nói. Trước khi đi ngủ, trẻ có thể đọc sách, tin tức hoặc xem các chương trình truyền hình bằng tiếng Anh.

Vào thời gian rảnh, phụ huynh có thể học tiếng Anh cùng con bằng cách luyện nói, cùng đọc sách, cùng xem phim để khơi gợi hứng thú học tập. Một số ứng dụng trên thiết bị công nghệ như Duolingo, Memrise, Cambly cũng là nguồn tự học tiếng Anh hữu ích.

5. Trau dồi kỹ năng viết

Trẻ không nhất thiết phải viết văn theo chủ đề học trên lớp mà bạn có thể khuyến khích con viết sáng tạo, nghĩa là viết về những chủ đề yêu thích, quan tâm. Chẳng hạn, trước tình hình Covid-19, trẻ có thể miêu tả những thay đổi trong nếp sinh hoạt mùa dịch, nêu cảm nghĩ trước sự tận tâm của các bác sĩ.

Bạn có thể đọc bài viết để giúp con sửa lỗi hoặc gợi ý con tìm từ đồng nghĩa để diễn đạt hay hơn hoặc thử sử dụng câu đơn, câu phức để rèn luyện ngữ pháp.

6. Lên lịch học tập

Trước rất nhiều dự định và bài học cần trau dồi, trẻ có thể bị rối hoặc cảm thấy áp lực mà phớt lờ việc học. Vì vậy, hãy cùng con lên thời gian biểu từng ngày và nhắc nhở hoàn thành đúng kế hoạch. Bạn có thể khen ngợi hoặc thưởng những món quà nhỏ nếu con thực hiện tốt để tạo động lực cho các em tiếp tục công việc. Đừng quên sắp xếp những khoảng thời gian trống để các con có thể nghỉ ngơi và vận động sau những giờ học tập mệt mỏi.

Theo Tú Anh/VnExpress (nguồn Brightly, Edutopia)

https://vnexpress.net/giao-duc/on-tap-kien-thuc-trong-thoi-gian-nghi-hoc-4066970.html

  • Từ khóa

Trường đại học Y Hà Nội dự kiến mở ngành công tác xã hội

Năm 2025, Trường đại học Y Hà Nội dự kiến sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo mới, gồm ngành công tác xã hội và ngành kỹ thuật hình ảnh y học.
10:47 - 13/01/2025
97 lượt xem

Truyền thông quốc tế quan tâm đến chiến lược giáo dục mới của Việt Nam

Các chính sách mới đây của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và khoa học công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các kênh truyền thông quốc tế, được đánh giá...
09:48 - 13/01/2025
113 lượt xem

Liên thông trong đào tạo: Tuyển sinh thế nào?

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, tuyển sinh liên thông được thực hiện theo một trong hai hình thức...
07:41 - 13/01/2025
189 lượt xem

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ...
13:16 - 12/01/2025
626 lượt xem

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng,...
09:21 - 12/01/2025
737 lượt xem