11
/
82236
Hãy để giáo viên được chọn sách giáo khoa
hay-de-giao-vien-duoc-chon-sach-giao-khoa
news

Hãy để giáo viên được chọn sách giáo khoa

Thứ 5, 14/11/2019 | 16:32:23
595 lượt xem

Dường như Bộ GD-ĐT vẫn chưa rũ bỏ cách nghĩ sách giáo khoa (SGK) là pháp lệnh. Theo tôi nghĩ, hãy để giáo viên - những người trực tiếp đứng lớp - quyền được chọn bộ/SGK.

Hãy để giáo viên được chọn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Một trong số sách giáo khoa lớp 1 mới do NXB Giáo dục công bố - Ảnh: HÀ BÌNH

Đọc bài "Nhiều sách giáo khoa: Ai được chọn? Chọn thế nào?" tôi có mấy ý kiến.

1. Chương trình là cốt lõi. Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông, đây là linh hồn của hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục, của giáo viên trong các trường phổ thông khi soạn giảng, đứng lớp. Như vậy, sách giáo khoa (SGK) là sản phẩm của chương trình giáo dục, là công cụ giúp giáo viên thêm những tiếp cận, làm phong phú tình huống dạy học.

2. Giáo viên chọn SGK. Dường như bộ vẫn chưa rũ bỏ cách nghĩ SGK là pháp lệnh, trước đây là trung ương, bây giờ qua hội đồng cấp tỉnh sẽ thành pháp lệnh... địa phương!? Vì thế, trong mỗi tổ, nhóm chuyên môn của cùng một cơ sở giáo dục, hãy trao cho họ - những người trực tiếp đứng lớp - quyền được chọn bộ/SGK.

3. Chớ theo vết xe đổ. Với nội dung giáo dục địa phương, triển khai như thế nào phụ thuộc vào đặc điểm môn học, năng lực giáo viên, cơ sở vật chất, hướng dẫn thực hiện của địa phương. Địa phương chọn một hay nhiều bộ/SGK thì việc dạy học có xơ cứng, thụ động hay không? Phát triển phẩm chất và năng lực của từng học sinh với bộ/SGK dùng chung trong từng tỉnh thực hiện hiệu quả không?

4. Không kiểm soát đằng chuôi. Nhà trường tự chủ, giáo viên chủ động, học sinh tích cực là con đường phát triển phẩm chất và năng lực thầy trò. Bộ GD-ĐT đừng quá lo chuyện giáo viên chọn sách sẽ dẫn đến quản lý giáo dục mất kiểm soát! Không kiểm soát đằng chuôi là SGK, hãy quản lý chặt chẽ chương trình, kiểm tra, đánh giá người học, người dạy, việc đào tạo nhà giáo cùng cán bộ quản lý giáo dục.

5. Môi trường quản lý SGK tích cực. Biết là trong mỗi cơ sở giáo dục thì hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng, nhưng đừng giao hiệu trưởng quyết định chọn sách trong trường mình, đúng thì có nhưng ít thôi, đứt gãy nhiều lắm. Học đường trong cơ chế thị trường, không để hiệu trưởng chao đảo.

6. Phát triển bộ/SGK điện tử. SGK in truyền thống là cần thiết, nhưng cũng nên quan tâm đến SGK điện tử. Dạy học thời 4.0, SGK in không nên giữ vai trò độc tôn. Trong chỉ đạo nếu nghiêng về đó, hệ lụy sẽ là thao túng giá cả SGK. Nên nhớ thị trường SGK như con gà đẻ trứng vàng với mỗi khối lớp ngót nghét hơn 1 triệu học sinh.

Giáo viên chọn SGK nào?

Giáo viên thường chọn SGK (hoặc sách tham khảo) mà lý thuyết được viết trọng tâm, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ thực hành (đối với các môn khoa học thực nghiệm), sách có được hệ thống các bài tập định tính, định lượng đáp ứng được ba yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Công nghệ số, SGK mới cần có thêm đường link giúp người dạy, người học có nguồn học liệu hay trong và ngoài nước.


Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/hay-de-giao-vien-duoc-chon-sach-giao-khoa-20191114103608584.htm

  • Từ khóa

Start-up Việt phát triển ứng dụng AI học tập được 300 trường học sử dụng

Start-up có tên Tomia phát triển ứng dụng học tập kết hợp AI và phương pháp giáo dục Montessori vốn được nhiều trường mầm non và phụ huynh sử dụng trong...
07:35 - 08/05/2024
41 lượt xem

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
388 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
459 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
529 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
569 lượt xem