Đây là điểm nổi bật trong Thông tư 12 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn chuyển xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, đối tượng của Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH sẽ được áp dụng quy định mới, chuyên biệt hơn so với quy định cũ về xếp lương và có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2019.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, viên chức được bổ nhiệm làm giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Viên chức được bổ nhiệm làm giáo viên giáo dục nghề nghiệp hệ số lương từ 1,86 đến hệ số lương 7,55 tùy từng hạng cụ thể.
Như vậy, sẽ căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận để bổ nhiệm và xếp lương cho đối tượng viên chức giáo dục nghề nghiệp. Một số mức lương cụ thể của đối tượng này như sau:
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương cao nhất là 11,92 triệu đồng/tháng; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có mức lương cao nhất là 10,1022 triệu đồng/tháng; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có mức lương cao nhất là 7,4202 triệu đồng/tháng…/.
Theo VOV.VN