11
/
77713
Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu
doi-pho-nan-lam-thu-nha-truong-tu-tiet-kiem-truoc-khi-nghi-toi-tang-thu
news

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Thứ 3, 13/08/2019 | 12:49:16
717 lượt xem

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

- Với các trường công lập, việc thu, chi phải tuân theo quy định của Nhà nước. Bởi vì đối với các trường công hoạt động được bố trí kinh phí ở mức độ nào do Nhà nước đảm bảo, căn cứ vào các tiêu chuẩn, chế độ định mức chi của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Từ đó, trường công lập dự toán gửi lên cơ quan quản lý để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định. Vì thế, việc chi phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi chung của Nhà nước.

Như vậy, nhiệm vụ của các trường công này có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách tốt nhất với kinh phí tiết kiệm nhất.

 TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH

Dù nói cần phải tiết kiệm, song cũng có ý kiến cho rằng nguồn ngân sách không đủ chi nên mới phải thu thêm. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Trường hợp nói thiếu thì không biết bao nhiêu cho đủ. Cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước đều kêu thiếu kinh phí, nên trong điều kiện ngân sách khó khăn, bội chi ngân sách trong nhiều năm gần đây, mọi vấn đề quản lý sử dụng ngân sách phải thật tiết kiệm. Lấy tiêu chuẩn tiết kiệm hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu.  

Đối với các trường, việc tiết kiệm trước mắt là phải tổ chức lại công tác đào tạo, tinh giảm biên chế, tiết kiệm những chi phí không cần thiết...

Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường đã kêu gọi xã hội hóa. Vậy theo ông làm thể nào để việc xã hội hóa đạt được kết quả như mong muốn mà không bị lợi dụng biến thành lạm thu?

Đối với những trường hợp xã hội hóa, những khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh thì phải làm cho thực nhất.

Vừa rồi, qua báo chí cũng như các cơ quan quản lý nhà nước thì nhiều nhà trường hiện tại có tình trạng thu các khoản trên danh nghĩa là đóng góp tự nguyện, nhưng thực chất lại là tự nguyện kiểu ép buộc. Có phụ huynh cũng tranh thủ để tiếp cận nhà trường cách này cách kia, dùng số đông để ép buộc người khác đóng, nộp. Kể cả qua tiếp xúc cử tri cũng như phản ánh của người dân, thì đa số họ không đồng tình với sự đồng tình không thực chất như vậy.

Giải quyết vấn đề này, trách nhiệm trước hết chính là các nhà trường, sau đó mới tới trách nhiệm của cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo phải quản lý đúng theo pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện, được hình thành để tiếp nhận và phản ánh kịp thời ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của học sinh và gia đình học sinh với nhà trường, có trách nhiệm kết nối quá trình đào tạo. Nghĩa là Hội này có chức năng như một cầu nối để việc tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn mà thỏa mãn mong muốn và nguyện vọng giữa nhà trường và học sinh.

Chính vì thế thế, việc kêu gọi đóng góp tự nguyện phải làm thực chất, đúng với bản chất tự nguyện chứ không thể lợi dụng lạm thu.

Xin cảm ơn ông!

"Đa phần học sinh vẫn là những gia đình chưa khá giả, thậm chí là hộ nghèo, trong bối cảnh tiền lương tăng chậm, vật giá các thứ đều tăng, gây nên những khó khăn trong cuộc sống, thì việc thu đầu năm trong nhà trường không tốt, dẫn tới lạm thu sẽ làm tăng gánh nặng cho phần lớn các gia đình, nhất là đối với những hộ có thu nhập thấp hoặc hộ nghèo dẫn tới sự không đảm bảo, mất ổn định xã hội" - TS Bùi Đức Thụ


Theo Đức Thành/Lao động

  • Từ khóa

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã...
08:22 - 04/05/2024
234 lượt xem

Trường quốc tế phát sách 'nhạy cảm' cho học sinh lớp 11, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?

Trưa 3.5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông tin về việc phụ huynh học sinh một trường quốc tế phản ánh học sinh được phát sách đọc có nội dung nhạy cảm với...
17:09 - 03/05/2024
608 lượt xem

Học bạ dưới 5 điểm/môn cũng trúng tuyển đại học

Trong khi giáo dục phổ thông 'lạm phát' học sinh giỏi thì ở nhiều trường đại học, thí sinh chỉ cần có học bạ từ 5 điểm/môn (3 môn) là trúng tuyển, thậm...
15:10 - 03/05/2024
628 lượt xem

Lần đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu du học sinh thi đầu vào mới được nhập học

Kỳ thi tuyển sinh ĐH này áp dụng với một số đối tượng nhất định, theo thông tin do Hội đồng xét duyệt học bổng Trung Quốc (CSC) thuộc Bộ Giáo dục Trung...
10:48 - 03/05/2024
792 lượt xem

Thành lập hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
09:16 - 03/05/2024
796 lượt xem