11
/
77379
Tổng kết năm học 2018 - 2019: Hàng loạt “nút thắt” giáo dục chưa được khắc phục
tong-ket-nam-hoc-2018-2019-hang-loat-nut-that-giao-duc-chua-duoc-khac-phuc
news

Tổng kết năm học 2018 - 2019: Hàng loạt “nút thắt” giáo dục chưa được khắc phục

Thứ 3, 06/08/2019 | 12:17:20
1,057 lượt xem

Sáng nay 6/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và chủ trì hội nghị.

Tổng kết năm học 2018 - 2019: Hàng loạt “nút thắt” giáo dục chưa được khắc phục - 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị (Ảnh: Hà Cường)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học 2018 - 2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Năm học này, toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai đồng bộ 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về giáo dục và đào tạo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, ngành Giáo dục cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Tổng kết năm học 2018 - 2019: Hàng loạt “nút thắt” giáo dục chưa được khắc phục - 2

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hà Cường)

Theo Bộ trưởng Nhạ, năm học mới 2019 - 2020 toàn ngành tiếp tục thực hiện theo lộ trình 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GDĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc, trong đó tập trung thực hiện tốt 05 nhóm nhiệm vụ trọng, cụ thể:

Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học;

Giải quyết vấn đề thừa/thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học;

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Nhiều hạn chế giáo dục chưa được khắc phục

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm học 2018 - 2019, ngành GD&ĐT tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa.

Tổng kết năm học 2018 - 2019: Hàng loạt “nút thắt” giáo dục chưa được khắc phục - 3

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Hà Cường)

Tuy nhiên, trong báo cáo của Bộ GD&ĐT  đã thừa nhận còn rất nhiều hạn chế như công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương vẫn còn bất cập.

Nguyên nhân là do một số địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, chưa dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non, đặc biệt là khu vực có các khu công nghiệp, khu chế xuất; công tác sáp nhập trường, lớp chưa thực hiện tốt trách nhiệm phát triển trường, lớp đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đặc biệt,  tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để, đặc biệt là giáo viên mầm non.  Nguyên nhân là do từ năm 2015 đến nay, số lượng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non tăng nhanh (tăng trên 1,2 triệu trẻ; tương ứng tăng thêm trên 41 nghìn nhóm/lớp; nhu cầu cần thêm khoảng trên 80 nghìn giáo viên).

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên được tuyển dụng hằng năm chưa tương xứng với số lượng trẻ tăng thêm, trong khi mỗi năm toàn ngành có khoảng 3000 giáo viên nghỉ hưu.

Công tác tuyển dụng tại một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng được quy mô trường, lớp tăng hằng năm.

Về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống.

Bên cạnh đó, công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông chưa hiệu quả; Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; kỹ năng và năng lực ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam còn thấp.

Nguyên nhân là do một số chương trình đào tạo chưa đổi mới, còn lạc hậu, đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa tương xứng với sự gia tăng về số lượng các cơ sở GDĐH và quy mô đào tạo.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp.

Đặc biệt, vẫn còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi năm 2018 ở một số địa phương (như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La).

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ phát biểu thảo luận về thực trạng và phương hướng giáo dục trong năm tới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dân trí tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.

Theo Nhật Hồng/Dân trí

  • Từ khóa

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
100 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
497 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
576 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
663 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
681 lượt xem