11
/
77257
TPHCM: 80% trẻ mầm non thường xuyên được nghe đọc sách vào năm 2020
tphcm-80-tre-mam-non-thuong-xuyen-duoc-nghe-doc-sach-vao-nam-2020
news

TPHCM: 80% trẻ mầm non thường xuyên được nghe đọc sách vào năm 2020

Thứ 7, 03/08/2019 | 08:41:52
792 lượt xem

80% trẻ mầm non được nghe đọc sách, 100% trường mầm non có thư viện.. là mục tiêu TPHCM đưa ra trong kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2030 ngành GD-ĐT.

“Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ”

Cụ thể, TPHCM kỳ vọng đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 80% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách, giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ.

90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

TPHCM: 80% trẻ mầm non thường xuyên được nghe đọc sách vào năm 2020 - 1

Học sinh tiểu học ở TPHCM đọc sách tại trường (Ảnh: Dự án Sách hay cho học sinh tiểu học)

Định hướng đến năm 2030 có 100% học sinh, sinh viên có thói quen đọc sách, có kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin tại nơi sinh sống và học tập.

Về tăng cường hoạt động thư viện trường học, giáo dục TPHCM phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả, trong đó 100% cơ sở giáo dục mầm non có thư viện thân thiện; 50% cơ sở giáo dục phổ thông có tủ sách lớp học; 80% thư viện của các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.

Để thực hiện kế hoạch, ngành Giáo dục thành phố đặt ra những giải pháp về tuyên truyền, phát triển mạng lưới thư viện trường học, đổi mới hoạt động thư viện, xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc...  

Đối với các trường mầm non, Sở yêu cầu giáo viên cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.

Vào tháng 4/2019, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM có công văn gửi Sở GD-ĐT và Sở Văn hóa - thể thao TPHCM về việc phối hợp kiến nghị với lãnh đạo UBND T.HCM một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và xã hội. Theo đó, xin thành phố chủ trương đưa "tiết đọc sách" vào hệ thống chương trình giáo dục, bắt đầu bằng việc tí điểm tại mốt trường tiểu học ở địa bàn. 

Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Bổ sung nhiều điểm mới

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học được Bộ GD&ĐT đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi.
09:10 - 11/01/2025
107 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
503 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
581 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
671 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
685 lượt xem