11
/
76607
Mẹ giúp con giành nhiều học bổng chia sẻ cách 'đầu tư' cho con du học
me-giup-con-gianh-nhieu-hoc-bong-chia-se-cach-dau-tu-cho-con-du-hoc
news

Mẹ giúp con giành nhiều học bổng chia sẻ cách 'đầu tư' cho con du học

Thứ 6, 19/07/2019 | 17:46:24
761 lượt xem

Nhiều năm tìm hiểu, phân tích thông tin du học các trường trên thế giới, nhà báo Nguyễn Thị Bích Hậu đã hỗ trợ, đồng hành cùng con nhận được nhiều học bổng du học Mỹ từ bậc trung học, đại học và tới đây đang chuẩn bị cho bậc học tiến sĩ.

Mẹ giúp con giành nhiều học bổng chia sẻ cách đầu tư cho con du học - Ảnh 1.

Phụ huynh cùng con tìm hiểu thông tin du học Mỹ tại TP.HCM tháng 3-2019 - Ảnh: HÀ BÌNH

Từ một người mẹ mong muốn con được du học, việc tìm kiếm thông tin, đồng hành cùng con còn "dẫn" chị trở thành tác giả của hai cuốn sách Đồng hành du học cùng con và Du học cho con nhà nghèo.

Hiện tại chị sắp ra mắt cuốn sách thứ ba giúp các bậc cha mẹ đầu tư cho con du học hiệu quả nhất, tránh tiền mất tật mang.

* Động lực nào giúp chị tiếp tục cho ra đời cuốn sách thứ ba về du học và thông điệp chính của sách này là gì?

- Cuốn sách thứ ba này tôi mới viết xong cách đây vài hôm, dày hơn 300 trang, chủ đề chính vẫn là vấn đề cha mẹ đang rất lo lắng, băn khoăn làm sao cho con đi du học hiệu quả. Du học là cả một quá trình đầu tư nhưng nhiều người hiểu nhầm là chỉ đầu tư khi nào họ bỏ tiền ra cho con sang học ở nước ngoài.

Thực chất họ phải đầu tư, chuẩn bị nuôi dạy con mình từ trước và quá trình du học có thể kéo dài năm năm, bảy năm hay là 10 năm, tùy việc cho các con đi từ trung học, ĐH hay cao hơn nữa.

Quá trình đầu tư ấy dài và rất tốn kém, trung bình phải mất khoảng 50.000 USD chi phí một năm, cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy cấp học, ngành học, quốc gia... Có những gia đình mất cả 50.000 USD mà con đang học phải về ngay, dang dở, con học hết trung học nhưng không đủ năng lực lên ĐH.

Cả ba cuốn sách đều được viết từ trải nghiệm thực tế, vì tôi đã trò chuyện với hàng ngàn phụ huynh và nhận thấy hiểu biết của họ về quá trình đầu tư cho con du học còn khá khiêm tốn, nhiều khả năng họ sẽ mất rất nhiều tiền nếu không thận trọng.

Cuốn sách thứ ba này giúp cha mẹ biết làm thế nào để đầu tư du học cho con hiệu quả, đánh giá lại toàn bộ quá trình đầu tư trước, trong và sau khi con kết thúc hành trình du học.

* Vậy trong hành trình du học, chị đã đồng hành cùng con như thế nào?

- Đơn giản vì tôi là một người mẹ, tôi muốn cho con du học nên bắt đầu tìm hiểu, tìm kiếm thông tin du học cho con. Với một thị trường du học rất nhiều thông tin, phức tạp và hỗn loạn, tôi quyết định tự tìm hiểu, tự làm tất cả mọi việc.

Tôi tìm hiểu thông tin trên mạng, website của các trường, của các tổ chức đánh giá và thông qua bạn bè khắp nơi... Sau hai năm tìm hiểu, cuối cùng con tôi cũng thi đậu học bổng và lên đường sang Mỹ học trung học.

Tiếp những năm ĐH và sau này là việc học tiến sĩ của con trên đất Mỹ, tôi vẫn tích cực tìm hiểu và đồng hành cùng con. Con rất cần sự đồng hành của cha mẹ nhưng không có nghĩa là điều gì cũng bắt con phải nghe mà cha mẹ cùng con nhìn vào một vấn đề với nhiều góc cạnh khác nhau.

Góc cạnh của con là năng lực bản thân, góc cạnh của cha mẹ là kinh nghiệm cuộc sống. Sau cùng, tất cả cùng được đưa ra đánh giá, phân tích và rút ra kết luận nào hợp lý, cả hai đều đồng ý.

Mẹ giúp con giành nhiều học bổng chia sẻ cách đầu tư cho con du học - Ảnh 2.

Nhà báo Nguyễn Thị Bích Hậu

* Chị có nói về quá trình tìm hiểu thì nhiều thông tin, phức tạp và hỗn loạn, cụ thể là như thế nào?

- Ban đầu tôi tìm hiểu thông tin từ các trung tâm du học. Tôi đi ba, bốn mươi công ty cả ở Hà Nội và TP.HCM, những công ty, tổ chức nào danh tiếng tôi đều tìm đến. Thế nhưng tôi nhận ra rằng những thông tin họ cung cấp cho tôi đều rất ít ỏi, tôi hỏi gì họ đều trả lời rất lâu vì họ nói phải gửi thư sang trường bên nước ngoài để hỏi.

Rồi nữa, khi họ trả lời thì rất chung chung, họ nói cứ vào website mà xem khiến tôi không hề an tâm. Có khi họ tư vấn cho tôi nơi này tốt, nơi kia tốt nhưng thật sự đó là trường rất tệ. Có thể họ sẽ đưa con tôi vào các trường chất lượng không như gia đình mong muốn với số tiền gia đình bỏ ra.

* Theo chị, cha mẹ cần trang bị cho mình những gì để đồng hành cùng con du học?

- Trước tiên cha mẹ phải là những người mẫu mực, chăm chỉ, chịu khó để làm tấm gương sáng cho con cái nỗ lực. Có thể cha mẹ không cần hiểu hết những gì con làm, chỉ cần đồng hành cùng còn bằng việc lắng nghe và chia sẻ. Đồng thời, cho con đi du học đồng nghĩa với việc phải tốn một khoản tiền cực lớn, chính vì thế cha mẹ phải lo an toàn, đừng đánh mất tài chính gia đình.

Cha mẹ không nên tham lam mà chấp nhận đánh đổi, vì hành trình du học của con rất dài. Nên cho con nỗ lực hết mức để có những suất học bổng du học uy tín, hoặc cho con học ở những trường phù hợp. Tức là cha mẹ phải "liệu cơm gắp mắm", đừng dễ bị dụ bởi những chiêu lừa ở các trung tâm vì không ai cho không ai cái gì.

Đừng tin vào các học bổng được trao tràn lan vì nếu vào học mà con không thể đáp ứng đủ mức năng lực họ sẽ lấy lại hết. Việc tìm kiếm học bổng cho con, cha mẹ phải thận trọng tìm hiểu nơi nào cấp học bổng đó, con mình có đủ năng lực để thi đậu không, muốn thi đậu mình phải làm gì...

Cha mẹ phải hiểu du học không phải là đưa con đến một đất nước khác rồi ngồi trong một trường đẹp đẽ để học, mà phải hiểu rằng mình đang chuẩn bị và đầu tư cho một quá trình phát triển của con người để đạt được học vấn tốt nhất và cạnh tranh được với thế giới. Sau này các cháu có thể trở về giúp chính bản thân, gia đình và giúp đất nước.


Theo Minh Trâm/Tuổi trẻ (thực hiện)

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
368 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
445 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
520 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
561 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
618 lượt xem