11
/
75317
Hàng trăm nghìn bản sách giáo dục bị in lậu: Sách giả, mối nguy thật
hang-tram-nghin-ban-sach-giao-duc-bi-in-lau-sach-gia-moi-nguy-that
news

Hàng trăm nghìn bản sách giáo dục bị in lậu: Sách giả, mối nguy thật

Thứ 6, 21/06/2019 | 09:40:38
712 lượt xem

Sách in lậu có mặt ở khắp mọi nơi, từ cửa hàng sách cho đến vỉa hè, hay được bán dạo. Sách giả nhưng mối nguy thật, bởi chất lượng kém, nhiều nội dung kiến thức sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Cuộc chiến chống sách giả vẫn còn gian nan...

"Sản xuất-tiêu thụ sách giả giết chết ngành xuất bản" - lời cảnh báo được đưa ra tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu".

"Sản xuất-tiêu thụ sách giả giết chết ngành xuất bản" - lời cảnh báo được đưa ra tại hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu".

500.000 bản sách giáo dục bị in lậu

Đây là thông tin được tiết lộ trong buổi hội thảo "Chống xuất bản phẩm lậu" do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức tại Hà Nội vào ngày 20.6.

Theo ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục  Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn nạn xuất bản phẩm lậu lưu hành trái phép trên thị trường Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô lớn, gây bức xúc không chỉ trong ngành mà còn là bức xúc của các cấp quản lý Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái.

 Ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục  Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Việt Hà 

Còn ông Lê Thành Anh - Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam – nhận định, việc tàng trữ, tiêu thụ xuất bản phẩm giả có xu hướng ngày càng tăng cả về phạm vi, quy mô. Từ năm 2010 đến nay, NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành.

Những xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là Atlat địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục, các bản sách điện tử (ebooks) của sách giáo khoa, sách tiếng Anh. 

Việc sách giáo dục bị làm giả, theo ông Lê Hoàng Hải – Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục – sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn đọc, mà đối tượng ở đây phần lớn là học sinh, sinh viên. Xuất bản phẩm giả do sai sót về màu sắc, ký hiệu, nét chữ, kiến thức, hay bị thiếu dữ liệu, không cập nhật thông tin dẫn đến sai lệch về nội dung kiến thức. 

Ngoài ra, xuất bản phẩm giáo dục giả chất lượng giấy in thấp, in bị mờ, không đảm bảo quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh, đặc biệt là thị lực. Việc sử dụng xuất bản phẩm giáo dục giả vi phạm pháp luật ngay trong nhà trường cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến nhận thức, ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật về lâu dài.

 Cơ sở buôn bán sách lậu vừa bị cơ quan chức năng phát hiện mới đây.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng thừa nhận một thực tế, trong những năm qua, hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép tại Việt Nam diễn ra với quy mô lớn và tính chất ngày càng phức tạp. Đối tượng in lậu dùng nhiều thủ đoạn để đối phó, tránh sự phát hiện, xử lý của các cơ quan chức năng. Không chỉ sách của các NXB Việt Nam mà còn có sách của các đơn vị xuất bản nước ngoài cũng bị in lậu, phát hành lậu trên thị trường Việt Nam với số lượng không nhỏ.

Chung tay đẩy lùi xuất bản phẩm lậu

Hậu quả của sách lậu mang lại là vô cùng lớn, nhưng để chống sách lậu, thì không dễ dàng và còn lắm gian nan.

Theo các chuyên gia, hiện nay các cơ quan chức năng đã có những hành động để hạn chế tình trạng in và tiêu thụ sách giáo khoa giả. Tuy nhiên, các giải pháp này thực sự chưa có hiệu quả, lực lượng thanh tra văn hóa – thông tin còn nể nang, né tránh khi xử lý; hệ thống văn bản, chế tài xử lý chưa thật đầy đủ; khung hình phạt dành cho hành vi in ấn, mua bán, phát hành sách giáo khoa giả, sách lậu vẫn còn rất thấp, chưa đủ nghiêm khắc, tối đa chỉ 30 triệu đồng trong khi lợi nhuận từ in và kinh doanh sách giáo dục giả thu lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Theo ông Lê Hoàng Hải, để đấu tranh có hiệu quả chống xuất bản phẩm lậu, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội, cần sự chung tay với thái độ kiên trì, kiên quyết, từng bước đẩy lùi xuất bản phẩm lậu.

“Chúng tôi cũng mong các cơ quan truyền thông góp sức với ngành Xuất bản, ngành Giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả của vấn nạn in và phát hành sách lậu dưới các hình thức trong xã hội, để người tiêu dùng “nói không” với xuất bản phẩm lậu, quyết tâm bài trừ xuất bản phẩm lậu”- ông Lê Hoàng Hải nhấn mạnh.

Theo ngài Gareth Ward, Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam, các NXB quốc tế, Việt Nam và Vương quốc Anh đều đang phải đối mặt với vấn đề xuất bản phẩm in lậu khi hoạt động tại thị trường Việt Nam. Ông cho rằng để đẩy lùi sách lậu cần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người dân mà còn giúp cải thiện môi trường kinh doanh khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào  nền kinh tế toàn cầu.

Theo Đặng Nhung/Lao động

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
227 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
303 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
370 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
402 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
466 lượt xem