11
/
74997
Tuyển sinh đầu cấp như vừa qua, chương trình môn Toán mới sẽ 'chết từ trong trứng'
tuyen-sinh-dau-cap-nhu-vua-qua-chuong-trinh-mon-toan-moi-se-chet-tu-trong-trung
news

Tuyển sinh đầu cấp như vừa qua, chương trình môn Toán mới sẽ 'chết từ trong trứng'

Thứ 6, 14/06/2019 | 09:32:01
689 lượt xem

 GS.TSKH Đỗ Đức Thái kể lại câu chuyện mỗi khi đi tập huấn Chương trình Giáo dục phổ thông  mới, nhiều giáo viên hỏi ông rằng "Vậy thi cử thế nào?". Nhưng câu hỏi đó ông không dám trả lời.

Phát biểu tại hội thảo Bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây, GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Thành viên Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông, Chủ biên Chương trình môn Toán - cho biết trong quá trình đi tập huấn cho giáo viên, ông muốn được nói và thầy cô được nghe những gì hiệu quả.

Giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới của Chương trình

Điều đầu tiên, ông sẽ nói với các giáo viên về Chương trình GDPT tổng thể - tức “ngôi nhà chung” sau năm 2020 - bao gồm ý tưởng, triết lý và điều gì là quan trọng nhất.

Điều quan trọng nhất, theo ông, “không phải dạy cho học sinh dừng ở biết mà phải biến cái biết đó thành làm được cái gì. Kiến thức không mất đi mà phải biến thành hành động. Nếu kiến thức chỉ phục vụ cho kỳ thi là không ăn thua”.

Sau “ngôi nhà chung” là toàn bộ chương trình GDPT, ông sẽ nói đến “căn phòng riêng” là chương trình môn Toán.

“Cần phải giúp giáo viên hiểu được, dù ở bất cứ cấp học nào, nếu hiểu được ý tưởng của chương trình sẽ tạo cho họ niềm tin”.

Tuyển sinh đầu cấp như vừa qua, chương trình môn Toán mới sẽ 'chết từ trong trứng'

GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT mới, Chủ biên Chương trình môn Toán

GS Thái cho rằng, cải cách nhanh nhất trong giáo dục là... đi từ từ, không đốt cháy giai đoạn và nóng vội trong cải cách giáo dục. Chương trình mới thực chất vẫn là “con đường xưa” nhưng có thêm vài vách ngăn mới.

“Chúng ta không thể đuổi một lúc 400.000 giáo viên tiểu học để đòi hỏi một lúc bằng 400.000 con người mới có thể truyền tải được những nét tươi mới hoàn toàn của Chương trình GDPT mới. Chuyện đó là điều hoang đường ở tất cả mọi nơi trên thế giới”.

Tôi rất sợ những kiểu tập huấn dạng như các thầy kẻ bảng gồm hai cột, một cột là chương trình lớp 1 hoặc lớp 6 hiện hành, cột hai là chương trình mới và chỉ ra những chỗ được bổ sung. Các thầy dạy như vậy là “giết chết” chương trình Toán”, GS Đỗ Đức Thái nói.

Ông cũng khẳng định vấn đề ở đây không phải nội dung chương trình thêm bớt thế nào. Vấn đề là chương trình đã được thiết kế theo một ý tưởng hoàn toàn khác và giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới đấy.

Giáo viên ước muốn được nghe điều gì?

Ông Thái cho rằng giáo viên không muốn nghe những điều cao xa. “Trong quá trình đi tập huấn cho giáo viên Hà Nội và đi thực nghiệm tại các tỉnh, tôi thấy giáo viên không phải quá kém về vốn hiểu biết và về kỹ năng dạy học.

Cái họ kém là hiểu biết chung về GDPT mới và chương trình môn Toán mới sẽ trôi theo con đường ra sao, đi từ đâu và cắm đến ngọn hải đăng nào. Vì thế, tôi nghĩ điều giáo viên muốn nghe đầu tiên là những vấn đề chung”.

Điều thứ hai, ông cho rằng giáo viên (đặc biệt ở cấp Tiểu học) muốn nghe là dạy như thế nào. “Họ muốn các thầy phải cầm tay chỉ việc những bài khó dạy thế nào, mạch kiến thức mới (ví dụ như chương trình môn Toán mạch xác suất thống kê có đưa vào từ lớp 2) triển khai ra sao,…

Những vấn đề như thế hơi khó nói bởi nó gắn liền với thói quen của giáo viên là“trước mặt phải có quyển SGK và phải dạy đúng như trong sách” - ông Thái nhận xét và nêu quan điểm, khi tập huấn giáo viên phải đạt được mục tiêu "SGK chỉ là một công cụ, phương tiện dạy học, thậm chí giáo viên không cần SGK cũng được".

Thầy cô phải phân tích, hiểu chương trình, sau đó mới huy động năng lực sẵn có trong con người để triển khai chương trình mới. Còn bước tập huấn SGK, đó là công việc của các nhà xuất bản.

“Lý tưởng nhất là khi chúng ta không còn SGK nữa, mỗi giáo viên là một cuốn sách cho riêng mình”, GS.TSKH Đỗ Đức Thái nói.

Cuối cùng, có một điều khi đi tập huấn giáo viên rất muốn nghe nhưng ông không bao giờ dám trả lời là “Thi cử thế nào?”.

Ông cho rằng nếu cứ thi như tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vừa qua, về cơ bản chương trình GDPT mới môn Toán sẽ “chết từ trong trứng”.

“Chúng ta còn thi như thế thì việc dạy và học vẫn sẽ như thế. Cách đây không lâu, tôi thấy ở Hà Nội diễn ra kỳ thi vào lớp 6 của Trường THCS Ngoại ngữ. Khi tìm hiểu thông tin tôi mới thấy đó là một kỳ thi khó ngang với tuyển sinh vào ĐH Harvard. Chúng ta còn học như thế thì không bao giờ thay đổi được giáo dục”, GS Thái nêu quan điểm.

“Muốn đào tạo hiền tài, nguyên khí phải trong như ngọc”. Vậy mà thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa qua, số thí sinh có điểm tổng kết tất cả các năm tiểu học toàn điểm 10 nhiều vô kể.

“Ngày xưa, tôi đi học cũng rất giỏi nhưng cũng không làm được điều ấy. Chúng ta đang làm “hàng nhái” từ nhỏ”, ông Thái thẳng thắn nói.

Theo Thúy Nga/Vietnamnet

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
125 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
199 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
277 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
304 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
365 lượt xem