11
/
74830
Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh
tong-ldld-noi-lanh-dao-dh-ton-duc-thang-nhieu-lan-chong-lenh
news

Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh

Thứ 2, 10/06/2019 | 21:07:32
774 lượt xem

- "Hoàn toàn không có việc Tổng Liên đoàn lao động yêu cầu Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải nộp 30% kết quả tài chính sau thuế để xây dựng thiết chế công đoàn".

Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh - Ảnh 1.

Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải (đứng) chủ trì buổi gặp gỡ báo chí chiều muộn ngày 10-6 - Ảnh: Đ.BÌNH

Cả bốn Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) khi trao đổi với báo chí chiều 10-6 đều khẳng định điều này.

Trước những thông tin liên quan giữa Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TĐTU) và cơ quan chủ quản là Tổng LĐLĐ VN, sáng 10-6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường cho biết "Tổng LĐLĐ VN sẽ không 'đôi co' nói đi nói lại nữa. Tổng LĐLĐ VN sẽ có báo cáo gửi Bộ Chính trị, Ban bí thư để xin ý kiến và khi đó đúng sai, trắng đen thế nào sẽ rõ".

Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN lại đồng ý tổ chức gặp gỡ hơn chục cơ quan báo chí để thông tin, nói rõ một số vấn đề. 

"Quan điểm chúng tôi là không nói đi nói lại. Tuy nhiên sau khi có ý kiến của cấp trên rằng cần phải nói để ổn định tình hình, dư luận xã hội, nhất là trong giới sinh viên của trường. Đặc biệt đã có các trang mạng, tổ chức phản động đã lợi dụng việc này để nói xấu nên cấp trên yêu cầu chúng tôi phải lên tiếng" - ông Ngọ Duy Hiểu, phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, giải thích với Tuổi Trẻ Online về lí do buổi làm việc đột xuất với một số phóng viên các báo.

Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh - Ảnh 2.

Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ VN Trần Thanh Hải (đứng) cùng Phó chủ tịch Ngọ Duy Hiểu tại buổi gặp gỡ báo chí chiều muộn ngày 10-6 - Ảnh: Đ.BÌNH

Tổng LĐLĐ VN chưa thu một đồng nào từ TĐTU

Cả ông Ngọ Duy Hiểu và người đồng cấp Phan Văn Anh đều khẳng định: "Tổng LĐLĐ VN chưa thu một đồng nào từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Chúng tôi cũng không hề có văn bản nào đòi tiền cả".

Theo Phó chủ tịch Phan Văn Anh, năm 2017, đoàn kiểm tra về công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn của Tổng Liên đoàn lao động tiến hành kiểm tra tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Ban đầu nhà trường phản đối, không đồng ý cho tiến hành kiểm tra. Sau đó, đoàn kiểm tra phải viện dẫn các quy định của pháp luật, Trường mới đồng ý cho kiểm tra. 

Nhưng khi có dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, Trường tiếp tục phản đối cho rằng cơ quan chủ quản không có quyền trực tiếp kiểm tra tài chính nhà trường.

Trong quá trình làm việc, đoàn kiểm tra có kiến nghị: "Tổng LĐLĐ VN hàng năm phê duyệt dự toán thu, chi của Trường và giao nghĩa vụ phải nộp lên Tổng LĐLĐ VN theo quy định". 

Theo nội dung Quy định 1684 năm 2006 của Tổng LĐLĐ VN thì "đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định".

Kiến nghị này của Đoàn kiểm tra chưa được Thường trực và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN phê chuẩn và triển khai. Vì lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN cho rằng ngoài quy định của Tổng LĐLĐ VN, Trường còn thực hiện theo Quyết định 158 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, nên đến giờ này, Tổng LĐLĐ VN chưa thu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng một đồng nào.

Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh - Ảnh 3.

Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Phan Văn Anh (đứng) cho biết chưa thu một đồng nào từ TĐTU - Ảnh: Đ.BÌNH

Tổng LĐLĐ VN nói đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng cho TĐTU

Trao đổi với báo chí, ông Ngọ Duy Hiểu đặt vấn đề: "Tài sản mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng có được như hôm nay là từ đâu?" và khẳng định Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đầu tư cả ngàn tỉ đồng cho trường.

Theo ông Hiểu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được hình thành từ chủ trương của LĐLĐ TP.HCM từ năm 1997. Toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất với giá trị đầu tư gần 3.000 tỉ đồng và trên 100 ha đất cùng bộ máy, nhân sự kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay đều thuộc về tổ chức công đoàn. 

Ngoài tài sản là đất đai được Tổng LĐLĐ VN giao cho trường thì cơ quan này còn cấp thẳng kinh phí, cho vay hoặc đề nghị các cơ quan chức năng cấp đất cho trường… "Tất cả các khoản như vậy nói khiêm tốn cũng hàng ngàn tỉ đồng" - ông Hiểu nhấn mạnh.

"Ngay từ ban đầu đến nay, các thế hệ lãnh đạo cán bộ công đoàn đều quan tâm chăm sóc; Đảng, nhà nước tạo cơ chế; cùng với đóng góp rất lớn của các thế hệ thầy và trò thì trường mới có điều kiện phát triển như hôm nay. Chúng tôi luôn tôn trọng và trân quí sự phát triển của trường, không can thiệp vào những thẩm quyền của trường" - ông Hiểu nhấn mạnh.

Ông Hiểu cho biết việc cơ quan này có công văn xin ý kiến Bộ GD&ĐT là hết sức bình thường và hợp lý, bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đào tạo ĐH sẽ có hiệu lực từ 1-7-2019 nên sẽ có những nội dung liên quan đến tổ chức, nhân sự. 

Thêm vào đó, Tổng LĐLĐ VN có nhận phản ánh việc công nhận chức danh giáo sư của hiệu trưởng TĐTU không hợp lệ, bởi trường này không được công nhận ở Mỹ, mà chức danh giáo sư của ông hiệu trưởng này cũng chưa được Hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam thông qua.

Tổng LĐLĐ nói lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng nhiều lần chống lệnh - Ảnh 4.

Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Ngọ Duy Hiểu tại buổi trao đổi với báo chí chiều 10-6 - Ảnh: Đ.BÌNH

Hội đồng TĐTU nhiều lần "chống lệnh"?

Theo lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN, Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng rất hay "chống lệnh" và có những biểu hiện "lạm quyền".

Việc Tổng LĐLĐ VN có công văn hỏi ý kiến Bộ GD-ĐT và sau đó có công văn gửi Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng và ban giám hiệu trường này là việc bình thường, đúng qui trình. Thế nhưng trường lại có văn bản trả lời rằng công văn của Tổng LĐLĐ VN "không có giá trị".

Thậm chí từ nhiều năm trước, trường nhiều lần phản ứng với Tổng Liên đoàn, Kiểm toán nhà nước, không đồng ý kiểm tra, kiểm toán đơn vị này vì cho rằng "TĐTU là trường công lập, tự chủ hoàn toàn về tài chính, không nhận ngân sách nhà nước kể từ khi thành lập đến nay, do đó nhà trường không rõ kiểm toán nhà nước căn cứ trên cơ sở văn bản pháp lý nào để tiến hành kiểm toán nhà trường".

Giữa năm 2018, khi đoàn Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội vào khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về tự chủ ĐH thì trường cũng phản ứng.

Theo lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN, có những lần cơ quan này mời 3-4 lần những lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng ra Hà Nội họp về những việc liên quan đến trường, nhưng hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường không ra họp.

Gần nhất, khi Tổng LĐLĐ VN nhận công văn (ngày 14-5) về việc mời Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường cũng là chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Tôn Đức Thắng họp bất thường vào ngày 24-5, nhưng do Chủ tịch Cường bận công tác nước ngoài cùng Thủ tướng từ 20 đến 29-5 nên Chủ tịch hội đồng Bùi Văn Cường đề nghị lùi ngày họp sau 29-5. 

Ông Cường đã nhắc những nội dung dự kiến bàn thảo tại cuộc họp hết sức quan trọng nên cần có sự tham dự của đông đủ thành viên hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.

Tuy nhiên khi chủ tịch Cường đi công tác thì Hội đồng trường vẫn họp vào ngày 24-5.

Theo Đức Bình/Tuổi trẻ

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
136 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
210 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
287 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
314 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
376 lượt xem