11
/
74750
Học phí công chất lượng cao tăng 42 lần, bố mẹ “cân não” tìm trường cho con
hoc-phi-cong-chat-luong-cao-tang-42-lan-bo-me-can-nao-tim-truong-cho-con
news

Học phí công chất lượng cao tăng 42 lần, bố mẹ “cân não” tìm trường cho con

Thứ 7, 08/06/2019 | 14:22:26
843 lượt xem

Năm học 2019-2020, mức thu học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (CLC) hơn gấp vài chục lần so với trường đại trà. Điều khiến phụ huynh băn khoăn, lo lắng khi tăng học phí liệu chất lượng đào tạo có được nâng lên hay không?

Nhiều phụ huynh đang "cân não" tìm trường cho con vào lớp 6. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Nhiều phụ huynh đang "cân não" tìm trường cho con vào lớp 6. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Băn khoăn chất lượng đào tạo

Ngày 8.6, nhiều trường công lập CLC sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6, nhưng đến thời điểm này vẫn có phụ huynh lăn tăn có cho con dự thi hay không bởi học phí dự kiến sẽ tăng cao.

Anh Phạm Mạnh Hùng (Mỗ Lao, Hà Đông) tự tin là con sẽ đỗ khi xét tuyển vào lớp 6 Trường THCS Lê Lợi. Điều duy nhất khiến anh Hùng đắn đo là năm nay trường được công nhận là CLC nên học phí dự kiến sẽ tăng lên 3 triệu đồng/tháng, trong khi năm học vừa rồi chỉ 70.000 đồng/tháng, tức tăng hơn 42 lần.

“Chỉ riêng học phí đã là 3 triệu đồng, cộng thêm các khoản khác như cơ sở vật chất, bán trú, sinh hoạt câu lạc bộ, tính sơ sơ ít nhất mỗi tháng đã là 5 triệu đồng/tháng. Trong khi 2 vợ chồng đều lương công chức, nuôi 2 đứa ăn học, sợ rằng mình khó kham nổi” – anh Hùng chia sẻ.

Chưa kể, theo phụ huynh, trường được công nhận CLC, nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cơ bản chưa có sự khác biệt rõ ràng. So với trước, điểm có thể nhận thấy chỉ là tăng thêm một số tiết học tiếng Anh với người nước ngoài, lắp thêm điều hòa (hiện trường vẫn chưa có điều hòa), sĩ số lớp giảm hơn. Việc tăng học phí khủng nhưng điều kiện chưa thay đổi nhiều khiến nhiều người cảm thấy “sốc”.

Cùng chung nỗi niềm, chị Nguyễn Kiều Lan (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) bày tỏ: “Nếu như năm học vừa qua, học phí CLC Trường THCS Cầu Giấy là 1,8 triệu/tháng, thì năm nay tăng thêm 700.000 đồng, thành 2,5 triệu/tháng. So với gia đình có điều kiện, số tiền đó không lớn, nhưng đối với những người kinh tế bình thường, có 2 con ăn học, tăng thêm đồng nào là gia đình phải chắt chiu đồng ấy”.

Riêng anh Nguyễn Xuân Trung (Láng Hạ, Đống Đa) cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết, góp phần đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học. Tuy nhiên, điều khiến phụ huynh băn khoăn, đó là chất lượng giáo dục có được tăng theo tương xứng với học phí hay không.

Học phí chất lượng cao gấp vài chục lần đại trà

Chia sẻ về Đề án tăng học phí ở trường CLC, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông cho biết mức học phí dự kiến thu 3 triệu đồng/tháng/học sinh, chưa bao gồm tiền ăn bán trú và phí các dịch vụ khác như xe đưa đón, đồng phục, xây dựng trường.

Trường công lập chất lượng cao là mô hình mới đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội với mức học phí khá cao. Ảnh minh hoạ: Hải NguyễnTrường công lập chất lượng cao là mô hình mới đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội với mức học phí khá cao. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Trước thông tin, nhiều phụ huynh lo ngại không kham nổi khoản tiền đóng hàng tháng, sẽ phải chuyển trường cho con, bà Hằng yêu cầu nhà trường trực tiếp làm việc với cha mẹ học sinh để họ đăng ký cho con em tiếp tục theo học tại truờng khi trường chuyển sang loại hình CLC. Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện cho học sinh không có nhu cầu tiếp tục theo học được chuyển về đúng tuyến tuyển sinh theo nguyện vọng.

Còn tại quận Thanh Xuân, Trường THCS Thanh Xuân cũng đã thông báo lộ trình tăng học phí trong 3 năm tới khi trường đạt CLC. Dự kiến, năm học 2019 – 2020 có mức học phí là 2.200.000 đồng; Năm học 2020 – 2021 là 2.500.000 đồng và năm học 2021 – 2022 là 3.000.000 đồng.

Riêng đối với hệ song bằng Cambridge, năm học 2019 – 2020 sẽ có mức học phí 6.270.000 đồng/tháng (thu tiền từ học kỳ II); học phí năm học 2020 – 2021 là 6.330.000 đồng/tháng; học phí năm học 2021 – 2022 là 6.430.000 đồng/tháng.

Không nên chỉ dành cho “con nhà giàu”

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, khi đã lập ra mô hình đào tạo chất lượng cao thì cũng phải xét phù hợp với hoàn cảnh xã hội, để bất kể gia đình, học sinh nào có nhu cầu cũng có thể tham gia chứ không thể chỉ dành cho một số ít đối tượng con nhà có điều kiện mới được theo học.


Theo Lưu Ly - Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
135 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
207 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
286 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
313 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
374 lượt xem