11
/
74700
Gian lận thi cử: Hà Giang đang xử lý quá chậm?
gian-lan-thi-cu-ha-giang-dang-xu-ly-qua-cham
news

Gian lận thi cử: Hà Giang đang xử lý quá chậm?

Thứ 6, 07/06/2019 | 09:32:06
743 lượt xem

Gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại Hoà Bình, Sơn La được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi hơn ở Hà Giang. Thế nhưng, kết quả điều tra, tiến trình xử lý của Hà Giang lại chậm hơn so với các tỉnh.

Chuyên gia giáo dục cho rằng dư luận lo ngại về việc điều tra chậm tại Hà Giang. Ảnh: Đan

Chuyên gia giáo dục cho rằng dư luận lo ngại về việc điều tra chậm tại Hà Giang. Ảnh: Đan

Các chiêu trò gian lận, móc nối đường dây trong ba điểm nóng gian lận thi cử vừa qua tại Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình đang dần được cơ quan điều tra làm rõ.

Theo, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) Hoàng Ngọc Vinh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã phát biểu tội phạm ma tuý là nguyên nhân của một số tội phạm khác. Nhưng gian lận trong giáo dục có thể là gốc của rất nhiều tội phạm khác ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến đất nước. Vì thế, cần tập trung giải quyết triệt để những đối tượng vi phạm.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, theo những kết quả điều tra của công an có thể thấy mức độ sai phạm trắng trợn mà những người làm giáo dục hết sức bất ngờ. Thậm chí, cũng khó thể hình dung được chiêu thức gian lận này.

“Đọc kết luận điều tra, tôi thực sự thấy sốc. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có vụ gian lận thi cử lại lớn như vậy. Hà Giang là tỉnh đầu tiên phát hiện gian lận thi cử và chỉ có một người can thiệp hơn 100 bài thì không khó để xác định. So với Sơn La, Hoà Bình có mức độ vi phạm nghiêm trọng và tinh vi hơn thì tốc độ điều tra của Hà Giang đang quá chậm. Điều này dẫn đến dư luận không tốt, nghi ngờ có sự cản trở, can thiệp trong quá trình điều tra hay không?”, ông Vinh nhận định.

Bàn về biện pháp khắc phục lỗ hổng cho kỳ thi năm 2019, ông Vinh nhấn mạnh tới yếu tố con người trong thực hiện quy trình. Việc sớm có hình thức xử lý thích đáng các đối tượng gian lận thi cử cũng sẽ góp phần ngăn chặn những ai có ý định gian lận.

Còn ông Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng: Những cán bộ làm nhiệm vụ coi thi năm nay sẽ bị tâm lí nặng nề hơn tuy nhiên cũng sẽ có trách nhiệm hơn.

Theo ông Sơn, việc chấm thi trắc nghiệm năm nay giao cho các trường đại học chủ trì sẽ đảm bảo khách quan và yên tâm hơn.  Ngoài các biện pháp kỹ thuật như mã hóa dữ liệu, gắn camera theo dõi 24/24 giờ khu vực chấm thi, cần tăng cường công tác giám sát từ phía bộ phận an ninh, thanh tra.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ ông rất đau lòng khi thấy những bê bối trong thi cử vừa qua. Theo vị hiệu trưởng, muốn ngăn chặn tiêu cực phải giao cho các trường đại học chủ trì, giám sát toàn bộ các khâu của kỳ thi. Đặc biệt cần tăng cường các giải pháp công nghệ, gắn camera khu vực tập kết bài thi và nơi chấm thi 24/24 giờ bên cạnh việc cử lực lượng an ninh, thanh tra giám sát.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
125 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
199 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
277 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
304 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
365 lượt xem