11
/
74332
Xét tuyển đại học bằng học bạ: Lo ngại không đủ độ tin cậy!
xet-tuyen-dai-hoc-bang-hoc-ba-lo-ngai-khong-du-do-tin-cay
news

Xét tuyển đại học bằng học bạ: Lo ngại không đủ độ tin cậy!

Thứ 6, 31/05/2019 | 14:35:35
1,181 lượt xem

Tỷ lệ học sinh khá, giỏi theo học bạ hiện nay lên tới 90%. Như vậy, học bạ không còn là thước đo chuẩn xác đánh giá năng lực học sinh, không đủ độ tin cậy.

Đó là ý kiến của nhiều lãnh đạo, chuyên gia tuyển sinh đại học khi nói về xét tuyển học bạ vào đại học.

Xét tuyển đại học bằng học bạ: Lo ngại không đủ độ tin cậy! - 1

Nhiều trường đại học dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ

Hàng trăm trường đại học xét tuyển bằng học bạ

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2019 cả nước có 489.637 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó 70% là chỉ tiêu xét tuyển căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia, 30% còn lại 147.797 chỉ tiêu là xét tuyển bằng phương thức khác, hầu hết xét tuyển học bạ. So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu của phương thức này tăng 33,27%.

Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho phép các thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng và không giới hạn nguyện vọng cho nhiều trường. Quy định này áp dụng cho cả hai phương thức xét tuyển học bạ và xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Theo đó, các thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng tại nhiều trường đại học khác nhau. 

Chính vì vậy, xét tuyển học bạ là một hướng đi an toàn vào đại học bên cạnh phương thức xét điểm thi THPT quốc gia nên năm nay thí sinh đăng ký theo hình thức này tăng mạnh.

Bên cạnh đó, năm nay, Bộ GD-ĐT quy định rõ nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 và đồng thời tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT: 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh; thay vì tỷ lệ 50:50 như trước đây) để đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của kỳ thi THPT quốc gia.

Kỳ thi tuyển sinh 2019, theo ước tính cả nước có đến gần 100 trường đại học có thêm phương thức xét tuyển bằng học bạ. Có trường xét cả kết quả 3 năm THPT, có trường chỉ xét kết quả lớp 12. Điều kiện xét tuyển bằng học bạ đều với mức khá trở lên.

Tuy nhiên, nhiều trường đại học đã từ chối hình thức tuyển sinh này và cho rằng không đủ độ tin cậy.

GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại cho rằng, quy định như hiện nay đã có sự không đồng nhất kết quả tuyển sinh vì thí sinh trúng tuyển bằng học bạ có thể có điểm thi thấp hơn thí sinh xét tuyển vào trường bằng kết quả bài thi THPT nhưng bị trượt. Thậm chí có thí sinh trúng tuyển đại học bằng xét tuyển học bạ nhưng lại trượt tốt nghiệp… tạo ra không công bằng trong xã hội.

Theo GS Sơn, đối với trường đại học sử dụng cả 2 phương thức xét tuyển là sử dụng kết quả THPT quốc gia và học bạ thì rất bất hợp lý vì cùng một mục tiêu, cùng một đối tượng mà sử dụng 2 thang đo sẽ khập khễnh, không đồng nhất về chất lượng đầu vào.

Học bạ: Không còn là thước đo chuẩn xác năng lực học sinh

GS.TS Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, tuyển sinh học bạ là không ổn bởi vì mỗi trường THPT có chất lượng khác nhau, uy tín từng trường khác nhau, có trường chất lượng cao, trường chất lượng thấp.

“Có thể học sinh giỏi trường này nhưng so với trường kia lại thấp hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh khá, giỏi theo học bạ hiện nay lên tới 90%. Như vậy, học bạ không còn là thước đo chuẩn xác đánh giá năng lực học sinh” – GS Đức nhấn mạnh.

Một cán bộ phòng đào tạo của trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho biết, để tuyển đủ chỉ tiêu thì không có cách nào khác trường phải đề ra nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó xét tuyển học bạ là một cách tuyển được nhiều nhất thí sinh. Năm trước, số lượng xét tuyển bằng học bạ của trường lên tới gần 30% chỉ tiêu.

Vị cán bộ này cũng thừa nhận, trong bối cảnh giáo dục phổ thông hiện nay việc xét tuyển bằng học bạ khó có độ khách quan. Đặc biệt, từ những gian lận điểm thi vừa qua thì việc sửa học bạ cho con là việc khá dễ dàng đối với gia đình có điều kiện, do vậy độ tin cậy trung thực của học bạ cực thấp.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, phương thức tuyển sinh của nhà trường nhiều năm trở lại đây không xét tuyển học bạ vì học bạ không có tính đồng đều, không đảm bảo về mặt bằng thí sinh, không đảm bảo về chất lượng đầu vào.

Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát học bạ phổ thông chưa bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trên cơ sở đó, nhà trường chưa đặt ra tuyển sinh theo hình thức này.

Ông Triệu đề xuất, Bộ GD-ĐT nên thành lập trung tâm khảo thí quốc gia về chất lượng giáo dục phổ thông, có tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá khách quan đủ độ tin cậy. Và lúc đó nhà trường sẽ xét tuyển theo hình thức học bạ.

Theo Hồng Hạnh/Dân trí

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
48 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
115 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
196 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
234 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
277 lượt xem