11
/
73912
Đuổi việc cô giáo tát học sinh: Có cảnh tỉnh được bạo lực?
duoi-viec-co-giao-tat-hoc-sinh-co-canh-tinh-duoc-bao-luc
news

Đuổi việc cô giáo tát học sinh: Có cảnh tỉnh được bạo lực?

Thứ 5, 23/05/2019 | 14:26:01
885 lượt xem

Không chỉ cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang - người trực tiếp đánh liên tiếp học sinh tiểu học bị buộc thôi việc mà bà Nguyễn Thị Họa - Hiệu trưởng trường trường tiểu học Quán Toan, Hải Phòng cũng phải chịu kỷ luật khiển trách.

Hải Phòng: Buộc thôi việc cô giáo liên tục đánh nhiều học sinh tiểu học

Cô giáo đánh học sinh ở Hải Phòng khóc nấc xin cơ hội sửa sai

Hải Phòng họp khẩn, xử lý vụ giáo viên đánh liên tiếp vào đầu học sinh

Đuổi việc cô giáo tát học sinh: Có cảnh tỉnh được bạo lực?

Sự việc đang được xử lý đúng theo đòi hỏi của xã hội khi hành vi đánh học sinh của cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang không chỉ thực hiện với học sinh Hoàng G.Đ. nhiều lần, mà còn đánh nhiều học sinh khác. Hành vi này đã xâm phạm thân thể và tinh thần học sinh, vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và vi phạm đạo đức nhà giáo, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo UBND quận Hồng Bàng, hành vi vi phạm đã gây bức xúc, phẫn nộ trong học sinh, phụ huynh và nhân dân, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của trường, quận, thành phố, ngành giáo dục và truyền thống đạo đức nhà giáo.

Nhà giáo: Vì đâu nên nỗi?

Trước sự việc chỉ cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, trường tiểu học Quán Toan, Hải Phòng phải chịu kỷ luật ở mức cao nhất (buộc thôi việc), cô giáo Đỗ Thị An (Hà Nội) cho rằng, đây là nỗi đau chung của tất cả giáo viên.

Cô An cho biết, một nhà giáo vì sai phạm mà bị kỷ luật cũng có thể coi là chuyện bình thường trong xã hội vì ở đâu cũng có người đúng, người sai: “Đây là hình thức kỉ luật cao nhất với một giáo viên, nhưng đó là việc phải làm. Nếu đã làm giáo viên, đánh học sinh là sai, và cô phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.

Nhưng cũng theo cô An, “bản án” này không chỉ với cô giáo Trang mà còn làm cho bất cứ ai trong nghề cũng thấy “hoang mang” vì không biết mình biết đâu sẽ là cô ấy vì luôn có những áp lực trong nghề.

“Đúng là đánh học sinh là sai, không thể chấp nhận được. Đó có thể nguyên nhân từ giáo viên, nhưng có khi, nguyên nhân xuất phát từ cả từ chính học sinh. Nhưng sự việc này cũng đã đủ làm cho nhiều người không muốn vào nghề giáo nữa, mất niềm tin vào nhà giáo”- cô An cho biết.

Cô An cho rằng, sở dĩ thời gian qua có nhiều chuyện như cô giáo đánh học sinh nhập viện, bắt học sinh uống nước giẻ lau, bắt học sinh quỳ vì nhiều khi người giáo viên mà người không yêu nghề, vừa không giỏi, hoặc chỉ giỏi mà không yêu nghề nên mới có những “bi kịch” như thế. Đôi khi, đơn giản giáo viên là dễ vào, là điểm chuẩn thấp”- cô An nói.

Cũng theo cô An, một lí do quan trọng khiến nhiều giáo viên có hành vi bạo lực như vậy bởi chính bệnh thành tích. “Lúc nào giáo viên chúng tôi cũng bị giao chỉ tiêu phải thi đua, nên áp lực lắm. Cứ mỗi lần họp, các sếp lại nói. Không có học sinh giỏi đạt giải thành phố, hay thi giáo viên dạy giỏi không vào vòng trong là nỗi ám ảnh bất cứ giáo viên nào. Nếu không đạt thành tích nào đó, năm nay rút kinh nghiệm lại lôi chuyện năm trước ra nói”- cô An chia sẻ.

Đuổi việc giáo viên, không giải quyết được tận gốc của bạo lực?

Việc cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, trường tiểu học Quán Toan, Hải Phòng phải chịu kỷ luật ở mức cao nhất bị buộc thôi việc, Ông  Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, pháp luật chỉ mang tính răn đe chứ không triệt tiêu được nguồn gốc của bạo lực

Ông Song Hiền cho rằng, để giải quyết tận gốc cần phải thay đổi cơ chế quản lý giáo dục, các tỉnh huyện phải dần được trao quyền tự chủ trong việc xây dựng và đình hình mô hình giáo dục của địa phương mình phù hợp điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá, địa lý nền nền tảng nhận thức và khả năng tiếp nhận giáo dục.

“Không nên duy trì một mô hình giáo dục cho tất cả như hiện nay”- ông Hiền nhấn mạnh.

Đặc biệt, cũng theo ông Hiền, cần xoá bỏ cơ chế quản lý giáo dục quan liêu bằng mô hình giáo dục tự chủ thì tất yếu mọi vấn đề giáo dục hiện nay sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT với trò chủ quản trong việc định hướng các chính sách giáo dục cần thúc đẩy các giá trị dân chủ, tự do, khai phóng và tạo cơ hội cho các địa phương tự chủ trong việc quyết định các vấn đề giáo dục ở địa phương mình.

Ông Hiền cho rằng, những cô giáo Trang chính là hệ quả của hệ thống quản lý giáo dục quan liêu. Trong hệ thống này mọi chính sách được thực thi theo chiều hướng trên xuống (Top down policy); vì vậy, cấp dưới chỉ thực hiện và làm theo nên tất yếu nó xoá bỏ các yếu tố dân chủ trong giáo dục.

“Chúng ta đang xây dựng nền giáo dục dân chủ nhưng trong thực tế đâu có môi trường cho dân chủ để thực thi vì bị rào cản từ hệ thống quản lý quan liêu đó. Và người chịu nhiều áp lực và áp bức nhất không ai khác là thầy cô. Hệ quả các thầy cô phải dồn những áp lực đó lên học sinh của mình”- ông Hiền nhấn mạnh.

Toàn cảnh vụ việc cô giáo đánh liên tục học sinh do nộp bài thi chậm

Trước đó vào ngày 8/5, cô giáo Nguyễn Thị TT (sinh năm 1987, giáo viên tại Trường tiểu học Quán Toan, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã có hành vi tát và dùng thước đánh vào cẳng chân học sinh H.G.Đ (lớp 2A7).

Cùng ngày, trang mạng xã hội facebook cũng có đăng tải thông tin một phụ huynh học sinh bày tỏ bức xúc về việc một cô giáo trường Tiểu học Quán Toan đã tát 11 cái vào thái dương và 2 cái vào lưng và cô giáo này còn dùng thước gỗ đánh vào chân do học sinh nộp bài thi chậm.

Vụ việc đã được báo cáo lên lãnh đạo TP. Hải Phòng. Ngay trưa 16/5, ông Nguyễn Văn Tùng (Chủ tịch UBND TP Hải Phòng) và bà Nguyễn Thị Nghĩa (Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng) đã mở cuộc họp giữa các sở, ngành liên quan và lãnh đạo quận Hồng Bàng.

Thông tin từ UBND quận Hồng Bàng (thành phố Hải Phòng), ngày 10/5, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng đã ra quyết định đình chỉ giảng dạy 6 tháng, không bố trí công tác chủ nhiệm 1 năm (kể từ ngày 9/5/2019) đối với cô giáo Nguyễn Thị TT.

Chiều 16/5, trong cuộc họp khẩn giữa lãnh đạo thành phố Hải Phòng với Ban giám hiệu trường Tiểu học Quán Toan về việc cô giáo đánh học sinh. Cô Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1987, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8 Trường Quán Toan) đã khóc nấc xin mọi người cho một cơ hội sửa sai.

Tại cuộc họp, Chủ tịch thành phố Hải Phòng cho rằng để xảy ra vụ việc này trách nhiệm trước hết là của Ban giám hiệu nhà trường, của phường, quận, ngành giáo dục và cả UBND thành phố Hải Phòng. Qua đó, cần rút kinh nghiệm toàn ngành cũng như trên địa bàn toàn thành phố.

Chiều 20/5, ông Dương Đình Ổn - Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng (Hải Phòng), cho biết, đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Quán Toan tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục kỷ luật cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang với hình thức buộc thôi việc.


Theo Đỗ Hợp/Tiền phong

  • Từ khóa

Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc thi lớp 10 không 'chốt cứng' 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu quy định thi lớp 10 với 3 môn toán, văn và tiếng Anh từ năm lớp 6, học sinh chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành...
16:49 - 10/01/2025
48 lượt xem

Ba đối tượng được dạy thêm, học thêm trong trường

Theo quy định mới về dạy thêm, học thêm, có ba đối tượng được học thêm trong nhà trường. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm những đối tượng này thuộc...
14:07 - 10/01/2025
115 lượt xem

Bangladesh: Hàng triệu trẻ em gái bỏ học

Giáo dục được coi là chìa khóa để thoát nghèo ở Bangladesh, đặc biệt đối với trẻ em gái.
11:22 - 10/01/2025
196 lượt xem

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

Việc tuyển sinh vào lớp 6 bằng bài khảo sát đánh giá năng lực tại một số trường chất lượng cao tại TP HCM được nhận xét là công bằng, giảm áp lực nhưng...
09:08 - 10/01/2025
234 lượt xem

Bỏ xét tuyển sớm có tác động các kỳ thi riêng?

Bộ GD-ĐT dự kiến không còn khái niệm xét tuyển sớm trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Điều này sẽ tác động ra sao đến việc phân bổ chỉ tiêu và cách xét...
07:28 - 10/01/2025
277 lượt xem