11
/
71761
Danh sách thí sinh gian lận thi: Giáo viên nói gì?
danh-sach-thi-sinh-gian-lan-thi-giao-vien-noi-gi
news

Danh sách thí sinh gian lận thi: Giáo viên nói gì?

Thứ 4, 27/03/2019 | 09:20:26
791 lượt xem

Trước việc Bộ GD&ĐT kiên định nói không với việc công khai danh tính các thí sinh vi phạm, danh tính các vị phụ huynh mua điểm đến nay vẫn “kín như bưng” trước công luận, các thầy cô giáo đã lên tiếng.

Bộ GD-ĐT: Công bố danh tính học sinh thuộc thẩm quyền cơ quan Công an 

Nóng: Gần 20 trường đại học có thí sinh 'dính' gian lận thi tại Hòa Bình

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An): “Cần công khai cả thí sinh lẫn phụ huynh vi phạm”

Tôi ủng hộ phương án công bố danh tính các thí sinh vi phạm. Thủ phạm dẫn đến sự gian lận đó là phụ huynh và học sinh là tòng phạm. Không thể có chuyện các học sinh vô can, vô tình trước các sai phạm. Cá nhân tôi cho rằng, đã xử lý người vi phạm theo pháp luật mà không công khai danh tính là một việc làm không minh bạch. Cần tôn trọng tính nghiêm minh của pháp luật. Sẽ không công bằng khi phụ huynh của các vụ gian lận đó là vô can.

Danh sách thí sinh gian lận thi: Giáo viên nói gì? - ảnh 1

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)

Tôi đề nghị xử lý cả các phụ huynh và xét về bản chất sự việc thì đó là hành vi cố tình và chủ động hối lộ, thậm chí là lừa đảo. Pháp luật bất vị thân, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật nếu sai phạm. Đừng vì các vị phụ huynh đó là quan chức địa phương (nếu có) mà lại bỏ qua sai phạm. Cố tình sai phạm càng phải xử lý sòng phẳng hơn. Cần rà soát lại các văn bản luật xem, liệu đã xử vi phạm công khai nhưng lại không công bố công khai tên người vi phạm, liệu có phạm luật không?

Cần công khai danh tính của các phụ huynh và cả các thí sinh vi phạm quy chế thi, bởi các hành vi gian lận dẫn đến thay đổi hoàn toàn kết quả thi gây quá nhiều sự hệ lụy tai hại. Thứ nhất, người ta lý giải rằng làm như vậy sẽ dễ gây “tổn thương” về tâm lý cho các sinh viên, học viên. Còn tôi thì không cho rằng như vậy. Đa số ai cũng biết hầu hết các thí sinh vi phạm quy chế thi, vi phạm pháp luật đó không phải là dân thường. Sợ thí sinh “ tổn thương” hay sợ phụ huynh sẽ bị kỷ luật, mất chức ?

Thứ hai, các thí sinh khi tham gia dự thi và sau đó là trúng tuyển vào các trường đại học đều đã đạt tuổi 18 tuổi trưởng thành để nhận thức được sai trái trong thi cử, đủ tuổi để hiểu ra hậu quả của gian lận khi bị phát hiện. Đừng biện hộ cho cái gọi là sự “tổn thương”. Hãy để các em làm quen với kỷ cương phép nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ ba, nếu đã phát hiện sai phạm nghiêm trọng mà mức độ xử lý trước pháp luật không sòng phẳng, không tương ứng với hành vi vi phạm sẽ tạo ra sự gian dối mang tính “dây chuyền”. Gian lận khi thi, gian lận khi học đại học và gian lận khi đi làm. Hậu quả là tạo ra những “mẻ sản phẩm” gian dối vì quyền lực và tiền bạc. Và cách hành xử xem thường kỷ cương, pháp luật nhưng trọng tiền và quyền mà cha mẹ đã “dạy” từ thuở học sinh.

Cô Đ.N.A giáo viên dạy môn Ngữ văn, một trường THPT tại Hà Nội: “Ðánh cắp tương lai của người khác cho con mình là tội ác”

Theo tôi,  việc gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La vừa qua cần công bố tên, địa chỉ của bố/mẹ thí sinh được gian lận điểm vì họ mới là người chạy điểm cho con. Đồng thời, cần công bố danh sách các thí sinh được tuyển bổ sung vào trường đại học do trước đây các em bị trượt oan. Không nên thông tin trên các phương tiện  đại chúng tên tuổi, địa chỉ của các sinh viên gian lận điểm nhưng phải cho thôi học các em này. Phải cho các em trượt oan được học vào năm sau (nếu các em có nguyện vọng).

Thực ra các em thừa biết mình được nâng điểm, nhưng sẽ có những em bị động phải nhập học theo ý muốn của bố mẹ. Do mưu đồ của bố mẹ chứ không phải do các em thúc giục bố mẹ chạy điểm. Do đó, cần công bố trước toàn trường tại nơi những em này theo học. Nhưng tôi đề nghị cần xử lý nghiêm cả kẻ bán điểm và kẻ mua điểm. Dư luận cho rằng, những người mua điểm chủ yếu là một số vị cha mẹ học sinh “tai to mặt lớn” ở các địa phương và các đại gia quen mua đủ thứ bằng tiền. Nếu chỉ là kỳ thi vượt rào, không hạn chế số lượng thì việc gian lận đã là đáng phạt, đây lại là kỳ thi đấu loại, càng không thể tha thứ. Nếu vị nào là quan chức thì phải kỷ luật, phải cách chức chứ không thể chỉ khiển trách.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa- Hà Nội: “Nhà trường khó giáo dục, nếu bố mẹ lo chạy điểm”

Danh sách thí sinh gian lận thi: Giáo viên nói gì? - ảnh 2

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Hà Nội).

Trước hết, tôi cho rằng sở GD&ĐT cần có danh sách thí sinh trong diện được nâng điểm bằng hành vi gian lận, những em đó hiện đang học ở trường nào, mức điểm trước và sau khi nâng điểm, gửi cho các trường, học viện liên quan. Việc xét lại tốt nghiệp và xét tuyển sinh với các trường hợp này phải được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo việc này được thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, cần công khai những người đã giúp các thí sinh nhờ vả hoặc mua điểm là ai và những người này phải bị xử lý, tùy theo mức độ và quy định của pháp luật. Có như vậy thì mới đủ để cảnh báo, ngăn ngừa tiêu cực khác có thể nảy sinh.

Vụ gian lận thi cử năm trước tác động không nhỏ đến tâm lý của các bậc phụ huynh và học sinh. Vì thế tôi nghĩ, những vụ gian lận nghiêm trọng xảy ra được điều tra rõ ràng nhưng nếu không giải quyết thấu đáo đến cùng, yêu cầu những người liên đới chịu trách nhiệm, thì kỷ cương của kỳ thi, của ngành giáo dục sẽ khó giữ. Rất nhiều phụ huynh, học sinh Hà Nội đang có tâm lý, mình kiểm soát nghiêm quá chỉ thiệt thòi cho con em mình trong khi nơi khác lơ là, làm sai cũng không sao cả.

Nhìn vào vụ gian lận thi cử năm 2018 ở các tỉnh phía Bắc thì thấy, cho dù nhà trường có nhắc nhở thế nào nhưng giáo dục gia đình mới là gốc rễ và quan trọng hơn cả. Nếu bố mẹ dùng quyền, dùng tiền chạy điểm cho con thì học sinh sẽ không cần nỗ lực, cố gắng, sẽ làm quen với việc được nâng đỡ, làm quen với sự gian dối.

Bộ GD&ĐT: “Việc công bố thuộc thẩm quyền cơ quan điều tra”
Tại cuộc họp báo định kỳ quý I/2019 của Bộ GD&ĐT, trước câu hỏi của các phóng viên rằng vì sao Bộ không công bố danh sách thí sinh vi phạm, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT trả lời: Việc công khai danh tính của thí sinh cần tuân thủ Hiến pháp 2013 và Luật Dân sự 2016. Công bố danh tính ở thời điểm nào, công bố đến đâu là quyền của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra cũng tính đến tác động của nhiều phía.  
Theo ông Mai Văn Trinh, quan điểm chỉ đạo của  Bộ Công An và Bộ GD&ĐT là không dung túng cho sai phạm, kiên quyết xử lý nghiêm trong khuôn khổ quy chế và pháp luật hiện hành đối với những sai phạm thi cử tại Sơn La và Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Nhiêm Huê

Theo Nguyễn Hà - Nghiêm Huê/Tiền phong (Ghi)

  • Từ khóa

Sự khác biệt giữa thi IELTS trên giấy và máy tính

Kỳ thi IELTS trên giấy và IELTS trên máy tính đều có cùng định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm như nhau, sự khác biệt nằm ở cách thực hiện...
17:51 - 08/01/2025
286 lượt xem

Để dạy thêm, học thêm không tràn lan: Giáo viên nêu 4 đề xuất

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm. Thông tư mới giải quyết vấn đề tồn tại trong học đường nên có nhiều ý kiến...
15:50 - 08/01/2025
318 lượt xem

Chương trình GD phổ thông mới: Bắt nhịp với sự phát triển

Kết thúc 1 chu kỳ triển khai Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục cần lấy ý kiến nhằm đánh giá lại ưu, nhược điểm...
14:12 - 08/01/2025
342 lượt xem

Quá khó cho hệ trung cấp

Tuyển sinh trung cấp ngày càng khó khăn khi nhiều trường sụt giảm 30% - 40% so với chỉ tiêu, nhiều trường còn không thể mở lớp do số học sinh đăng ký quá...
11:38 - 08/01/2025
424 lượt xem

Môn thi thứ ba vào lớp 10 không được chọn quá 3 năm liên tiếp

Bộ GD-ĐT vừa 'chốt' quy chế tuyển sinh THCS, THPT, trong đó quy định môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong...
09:59 - 08/01/2025
484 lượt xem