11
/
71621
Hà Nội: Trường mua máy test, chủ động nhắn phụ huynh kiểm tra thực phẩm mùa dịch
ha-noi-truong-mua-may-test-chu-dong-nhan-phu-huynh-kiem-tra-thuc-pham-mua-dich
news

Hà Nội: Trường mua máy test, chủ động nhắn phụ huynh kiểm tra thực phẩm mùa dịch

Thứ 6, 22/03/2019 | 16:18:30
889 lượt xem

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi và sán lợn ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh gây xôn xao vừa qua, một số trường học ở Hà Nội chủ động mua máy test thực phẩm hoặc nhắn tin để phụ huynh tham gia giám sát chất lượng an toàn thực phẩm phục vụ bữa ăn của học sinh.

Mời phụ huynh kiểm tra nguồn cấp thực phẩm

“Ban giám hiệu nhà trường kính mời phụ huynh tham gia giám sát chất lượng an toàn thực phẩm cung cấp cho nhà trường phục vụ ăn trưa cho các con. Thời gian 5h30 vào các buổi sáng trong tuần. Phụ huynh nào có thể bố trí được, xin đăng kí để ban giám hiệu sắp xếp”.

Trên đây là tin nhắn của một nhóm phụ huynh, Trường tiểu học Đặng Trần Côn (quận Thanh Xuân) gửi đến các thành viên để chủ động kiểm tra nguồn thực phẩm cho học sinh.

Động thái này khiến nhiều phụ huynh hoan nghênh bởi sau khi thông tin sán lợn ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh và tình hình dịch tả lợn châu Phi đang gây lo lắng cho nhiều gia đình.

Cô Nguyễn Thị Ngân Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) cho biết, trường đang thực hiện theo thực đơn “Bữa ăn học đường” để đảm bảo dinh dưỡng cho các con.

kiem tra thuc pham.jpeg

Nhà trường thuê đơn vị nấu bếp gồm 9 người.

“Ngay cả những khi không có dịch, việc quản lý thực phẩm bán trú được nhà trường đặc biệt quan tâm.

Theo đó, tầm 5h30 sáng, thành viên Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Ban quản lý bán trú và đại diện phụ huynh kiểm tra việc giao nhận thực phẩm. Ngoài ra, còn có thêm đoàn kiểm tra đột xuất trong những thời điểm căng thẳng về dịch dã”, cô Bình cho biết.

Bà Chu Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Khương Mai (quận Thanh Xuân) cũng cho hay, nhà trường luôn đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu.

Đặc biệt, không chỉ cán bộ, các thành viên Ban giám hiệu mà nhà trường luôn khuyến khích và mong muốn các phụ huynh giám sát thực phẩm để yên tâm hơn với bữa ăn của trẻ.

bua an hoc duong.jpeg

Bữa ăn của học sinh tiểu học ở Hà Nội

Trường chủ động mua máy test thực phẩm

Trước nguy cơ dịch bệnh, để tuyệt đối an toàn, Trường Phổ thông Liên cấp Olympia gửi thông báo đến toàn thể phụ huynh học sinh về việc sẽ thay đổi thực đơn từ ngày 11/3 để chuyển sang các thực phẩm khác. Nhà trường cũng mong muốn được thông cảm vì sự thay đổi này.

“Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên, bộ phận dinh dưỡng Olympia sẽ thay đổi thực đơn các ngày có món ăn được chế biến từ thịt lợn sang các loại thực phẩm khác như thịt bò hoặc thịt gà hoặc thủy hải sản cho phù hợp.

Thực đơn này bắt đầu áp dụng từ ngày 11 tháng 3 năm 2019 cho đến khi có thông tin hết bệnh dịch”, thông báo viết.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo nhà trường, Phòng GD&ĐT trên địa bàn Hà Nội cho biết, không “tẩy chay” thịt lợn. Thay vào đó, các đơn vị chủ động mua các thiết bị test thực phẩm trước khi nhận hoặc gia tăng “siết” đầu vào. 

Theo hiệu trưởng một trường trên địa bàn quận Hoàng Mai, Phòng GD&ĐT quận chủ trương không tẩy chay thịt lợn nhưng siết chặt đầu vào.

bua an 2.jpeg

Nhiều trường ở Hà Nội chủ trương không tẩy chay thịt lợn trong bữa ăn học đường nhưng siết chặt đầu vào. 

Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cũng cho hay, không chỉ thời điểm này mà lúc nào, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn phải đặt lên hàng đầu.

Hiện tại, Phòng chủ trương không “tẩy chay” thịt lợn bởi có những nguồn lợn sạch vẫn nên tiêu thụ cho bà con nông dân mà các em cũng được cung cấp đủ chất.

Tuy nhiên, đơn vị này yêu cầu các đơn vị giám sát chặt chẽ nguồn hàng. “Bình thường, các trường có một cán bộ ban giám hiệu, một cán bộ y tế và một đại diện phụ huynh tham gia vào quá trình giao nhận thực phẩm, kiểm tra bếp ăn bán trú lấy mẫu lưu kết quả hàng ngày.

Riêng đợt này, trước nguy cơ cao dịch bệnh hoành hành, quận còn tăng cường cả cán bộ phòng chống dịch”, ông Hữu khẳng định.

Cũng theo ông Hữu, để chủ động, thậm chí nhiều trường còn tự mua các loại máy test thực phẩm nhanh tại chỗ để giám sát khi giao nhận thực phẩm.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, đơn vị này không khuyến cáo các trường tẩy chay thịt lợn mà yêu cầu kiểm soát chặt chẽ đầu vào.

Sở cũng đã có các văn bản hướng dẫn, các công văn gửi đến các trường yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm trường học. 

Theo Mỹ Hà/Dân trí

  • Từ khóa

Sự khác biệt giữa thi IELTS trên giấy và máy tính

Kỳ thi IELTS trên giấy và IELTS trên máy tính đều có cùng định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm như nhau, sự khác biệt nằm ở cách thực hiện...
17:51 - 08/01/2025
288 lượt xem

Để dạy thêm, học thêm không tràn lan: Giáo viên nêu 4 đề xuất

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm. Thông tư mới giải quyết vấn đề tồn tại trong học đường nên có nhiều ý kiến...
15:50 - 08/01/2025
320 lượt xem

Chương trình GD phổ thông mới: Bắt nhịp với sự phát triển

Kết thúc 1 chu kỳ triển khai Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục cần lấy ý kiến nhằm đánh giá lại ưu, nhược điểm...
14:12 - 08/01/2025
343 lượt xem

Quá khó cho hệ trung cấp

Tuyển sinh trung cấp ngày càng khó khăn khi nhiều trường sụt giảm 30% - 40% so với chỉ tiêu, nhiều trường còn không thể mở lớp do số học sinh đăng ký quá...
11:38 - 08/01/2025
427 lượt xem

Môn thi thứ ba vào lớp 10 không được chọn quá 3 năm liên tiếp

Bộ GD-ĐT vừa 'chốt' quy chế tuyển sinh THCS, THPT, trong đó quy định môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong...
09:59 - 08/01/2025
485 lượt xem