11
/
69413
Gần 1/3 học sinh ở TPHCM bị căng thẳng, stress
gan-1-3-hoc-sinh-o-tphcm-bi-cang-thang-stress
news

Gần 1/3 học sinh ở TPHCM bị căng thẳng, stress

Thứ 6, 18/01/2019 | 11:38:31
450 lượt xem

31% học sinh bị căng thẳng, stress, hơn 53% học sinh không có động lực học tập. Các em cũng đang phải đối mặt với các nguy cơ như bị bắt nạt, sử dụng chất gây nghiện, tình trạng phá thai..

Kết quả khảo sát về một số vấn đề học sinh đang gặp phải trong học tập do Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện được thông tin tại Hội nghị định hướng nghiệp vụ công tác xã hội trong trường học do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức vào ngày 17/1. 

Khảo sát được thực hiện tại 150 cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố gồm 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác (gồm mầm non, trường tư thục, trung cấp, cao đẳng...) 

Gần 1/3 học sinh ở TPHCM bị căng thẳng, stress - Ảnh 1.

Học sinh ở TP.HCM đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress và nhiều vấn đề tinh thần bất ổn

Dữ liệu từ cuộc khảo sát cho thấy có 7,8% học sinh bỏ học, 21,1% học sinh có nguy cơ bỏ học. Đáng chú ý là có đến 31% học sinh bị căng thẳng, stress và 53,8% học sinh không có động lực học tập.

Về thống kê các hành vi lệch chuẩn, chiếm đa số trong các hành vi lệch chuẩn là tình trạng học sinh nghiện game và internet (41,5%), kế đến là vi phạm nội quy trường học (40,2%).

"Tảng băng chìm" về đời sống học đường cũng được thể hiện với con số có đến 6,5% học sinh sử dụng chất gây nghiện, 5,7% học sinh vi phạm pháp luật, 2,8% học sinh từng phá thai, 0,8% học sinh từng có hành vi hủy hoại bản thân.

Đối với vấn đề nguy cơ bạo lực học đường và xâm hại, khảo sát chỉ ra có đến 30% học sinh từng bị xâm hại trên môi trường mạng (đăng hình, thách thức, bêu xấu, hù dọa... thông qua mạng xã hội), 24,6% học sinh bị bắt nạt, hiếp đáp, 20,8% học sinh bị xâm hại tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, bêu xấu...). 

Một số nguyên nhân của các vấn đề trên cũng được chỉ ra như môi trường học tập, môi trường xã hội, gia đình, thiếu các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ từ nhà trường và xuất phát cả từ chính bản thân học sinh.

Gần 1/3 học sinh ở TPHCM bị căng thẳng, stress - Ảnh 2.

Học sinh lớp 12, Trường THPT Bùi Thị Xuân, TPHCM được học môn Yoga - thiền để giải tỏa căng thẳng

Trước đó, đề tài nghiên cứu về hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh do PGS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ nhiệm cũng đã cảnh báo về các vấn đề của học sinh và tình trạng hủy hoại bản thân của các em. Có đến 36,8% học sinh được khảo sát thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân từ rất lâu đến mức không nhớ rõ. 

Trên 74% học sinh tiết lộ hành vi tự hủy hoại bản thân của mình với bạn bè nhưng luôn muốn tách khỏi người lớn, chỉ 1,4% thừa nhận tiết lộ tình trạng của mình với thầy cô. Gần một nửa học sinh cho biết gia đình la mắng khi mình có hành vi tự hủy hoại bản thân. 

Theo Hoài Nam/Dân trí

  • Từ khóa

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, gồm 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực: Thể chất; tình cảm và xã hội; ngôn ngữ và...
15:47 - 02/01/2025
215 lượt xem

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phụ cấp 150% lương sau khi vào công chức

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự....
14:41 - 02/01/2025
254 lượt xem

Trường bị tố 'ép học sinh mua sách Stem', Sở Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Liên quan đến phản ánh của phụ huynh về việc trường ép học sinh mua sách Stem, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã có công văn đề nghị cán bộ quản lý,...
11:06 - 02/01/2025
328 lượt xem

Năm 2025, cần chuẩn bị gì để du học thuận lợi?

Trong bối cảnh chính sách du học ở một số nước thay đổi, nhiều trường rộng cửa xét tuyển học sinh, sinh viên người Việt. Vậy cần lưu ý những gì khi chọn...
09:09 - 02/01/2025
391 lượt xem

Dự án Luật Nhà giáo: Bước đột phá về đổi mới giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng, với phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành và số đông nhà giáo.
07:33 - 02/01/2025
424 lượt xem