11
/
68610
Đổi chương trình giáo dục phổ thông, bớt môn giảm tiết
doi-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-bot-mon-giam-tiet
news

Đổi chương trình giáo dục phổ thông, bớt môn giảm tiết

Thứ 6, 28/12/2018 | 06:57:05
781 lượt xem

Chiều ngày 27.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học với nhiều điểm mới so với chương trình hiện hành.

Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới giảm tải cho học sinh và giáo viên. Ảnh minh họa: H.N

Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới giảm tải cho học sinh và giáo viên. Ảnh minh họa: H.N

Giảm số môn học, tiết học

Theo đại diện Bộ GDDT, chương trình giáo dục phổ thông mới đã kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời khắc phục những bất cập của chương trình này.

So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học của chương trình mới gồm có môn bắt buộc và môn tự chọn. Ở tiểu học, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học. Như vậy số môn học của chương trình mới giảm so với chương trình hiện hành.

 Những phẩm chất và năng lực của người học mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới. 

Tương tự, chương trình mới của các lớp ở THCS số môn học cũng giảm. Trong chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học, còn chương trình mới sẽ chỉ còn 12 môn học.

Chương trình mới của các lớp THPT đều có 12 môn học (trong khi chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học).

Về thời lượng tiết học, ở tiểu học, học sinh học 2.838 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ. Cấp THPT, học sinh học 2.284 giờ, trong khi chương trình hiện hành, học sinh ban cơ bản học 2.546 giờ.

Theo Bộ GDĐT, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn.

Hướng đến mục tiêu phát triển năng lực học sinh

Theo Bộ GDĐT, chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.

Trong đó, hoạt động trải nghiệm là chương trình bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm tải so với chương trình hiện hành, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành. Chương trình trả lời cho câu hỏi “Học xong, học sinh làm được gì?”

Chương trình GDPT mới cũng chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học.

Chương trình GDPT mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương  trình giáo dục phổ thông tổng thể, thì chương trình mới không hướng tới thực hiện nền giáo dục đồng phục mà sẽ hướng tới phát triển năng lực, khả năng riêng biệt của người học.

Xuất hiện một số môn học mới

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và công nghệ, Ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lý, hóa học, sinh học và khoa học trái đất; môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lý.

Theo Đặng Chung/Lao động

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
137 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
334 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
971 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
1,622 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,975 lượt xem