11
/
64741
Kết quả đo nghiệm bất ngờ từ chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục
ket-qua-do-nghiem-bat-ngo-tu-chuong-trinh-tieng-viet-cong-nghe-giao-duc
news

Kết quả đo nghiệm bất ngờ từ chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Thứ 3, 28/08/2018 | 14:59:09
1,246 lượt xem

Trung tâm Công nghệ giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị này đã 2 lần tiến hành khảo sát chất lượng học sinh học bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (CNGD) và có những kết quả tốt hơn chương trình sách giáo khoa Tiếng  Việt lớp 1 (chương trình hiện hành).

Theo đó, 2 đợt khảo sát được tiến hành vào tháng 5.2015 tại các tỉnh Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng và vào tháng 9 – tháng 10.2015 tại các tỉnh Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Hai đợt tiến hành khảo sát tương đương với thời gian cuối học kì II năm học 2014 – 2015 và đầu học kì I năm học 2015 – 2016.

Lần đo nghiệm thứ nhất thực hiện với 417 học sinh ở 4 trường tại các tỉnh thuộc các vùng kinh tế xã hội khác nhau tại Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng. Nội dung được đo nghiệm là khả năng đọc và viết của học sinh lớp 1 theo chương trình CNGD nhằm đánh giá tính hiệu quả của chương trình.

Kết quả cho thấy, đối với kỹ năng đọc được đo nghiệm trên 305 em cho thấy tỉ lệ học sinh đạt chuẩn đọc đầu ra là rất cao (99,02%). Số tiếng trung bình học sinh đọc được cao hơn nhiều so với chuẩn đọc đầu ra của Bộ GDĐT, đạt hơn 94 tiếng/phút so với chuẩn 30 tiếng/phút. Tuy dải số tiếng đọc phân bố rộng nhưng lại có sự tập trung ở phần trên. Như vậy, có thể khẳng định là chất lượng đọc của học sinh lớp 1 CNGD rất tốt và khá đồng đều, không phân tán.

Cách đánh vần theo bộ sách CNGD có nhiều mới lạ. Ảnh: HNCách đánh vần theo bộ sách CNGD có nhiều mới lạ. Ảnh: HN

Với trình độ viết, tỉ lệ học sinh đạt chuẩn viết đầu ra là cao (96,40%). Số chữ trung bình học sinh viết được trong 15 phút cao hơn hẳn so với chuẩn của Bộ GDĐT đưa ra là chép 30 chữ/15 phút. Ở thời điểm đo nghiệm, học Tiếng Việt lớp 1 CNGD đã có năng lực viết chính tả, trong khi đó, ở chương trình đại trà, đến thời điểm đo vẫn là tập chép.

Ở lần đo nghiệm 2, với số lượng học sinh đo nghiệm là 736 em ở 9 trường tại các tỉnh thuộc các vùng kinh tế xã hội khác nhau là Hòa Bình, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Thời điểm đo nghiệm tương đương sau kỳ nghỉ hè cuối năm lớp 1, đầu lớp 2, nhằm đánh giá độ ổn định và bền vững trong kỹ năng đọc của các em.

Theo kết quả của Trung tâm Công nghệ Giáo dục, đo nghiệm 478 học sinh theo chương trình CNGD và 220 học sinh theo chương trình hiện hành kết quả cho thấy, tỉ lệ học sinh đầu lớp 2 theo CNGD đạt chuẩn đọc cao hơn của theo chương trình hiện hành (96,03% so với 92,73%).

Kết quả đo nghiệm của Trung tâm Công nghệ Giáo dục. Biểu đồ: HNKết quả đo nghiệm của Trung tâm Công nghệ Giáo dục. Biểu đồ: HN

Đối với kỹ năng viết, được tiến hành đo nghiệm được trên 516 học sinh theo chương trình CNGD và 220 học sinh theo chương trình hiện hành cho thấy tỉ lệ học sinh viết đạt khá cao. Trong đó, 95,54% với học sinh học Tiếng Việt lớp 1 CNGD và 92,27% với học sinh học Tiếng Việt lớp 1 hiện hành.

Tuy nhiên, sự phân hoá về kết quả phần viết giữa các địa phương học Tiếng Việt 1 CNGD khá đồng đều, còn chương trình hiện hành thì có sự phân hoá rõ rệt: Học sinh ở Quảng Ninh học chương trình hiện hành có tỉ lệ viết đạt ở mức cao gần 100%, trong khi ở Trường Tiểu học Tú Sơn (Hoà Bình) chỉ đạt 57,89%. Điều này cho thấy chất lượng viết của học sinh học Tiếng Việt lớp 1 CNGD là chắc chắn, không có sự may rủi, không phụ thuộc quá nhiều vào địa bàn.

Trong khi đó, chia sẻ trên Lao Động, PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – cho rằng: “Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD này vẫn đưa vào thử nghiệm nhiều năm nay, kết quả thực nghiệm thế nào vẫn không có “trọng tài” chỉ rõ. Phái ủng hộ thì ca ngợi lên tận mây xanh, người không ủng hộ thì phủ nhận. Thế nhưng, người ta vẫn tiếp tục mở rộng thực nghiệm sách này ra nhiều trường. Các bậc phụ huynh lo lắng, thậm chí hốt hoảng là vì vậy”.

PGS-TS Phạm Văn Tình cũng kiến nghị, đây là dịp để ngành giáo dục, nhóm soạn thảo sách cần nghiên cứu, lấy ý kiến và công khai kết quả của đợt thực nghiệm; đánh giá nên hay không tiếp tục mở rộng sách “Công nghệ giáo dục” ra nhiều tỉnh thành.

Theo Huyên Nguyễn/Lao động

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
228 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
284 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
364 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
398 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
439 lượt xem