11
/
63489
Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học
63489
news

Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học

Thứ 6, 20/07/2018 | 12:16:04
534 lượt xem

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các phòng GD-ĐT, các trường THPT thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm học thêm.

Hà Nội: Mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học

Trong đó nhấn mạnh, các đơn vị phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

Hoạt động dạy thêm, học thêm không áp dụng cho học sinh lớp 6, lớp 10 mới tuyển sinh trong khoảng thời gian trước khi khai giảng năm học mới.

Không dạy thêm trước chương trình; không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; nội dung dạy thêm không được quá sức tiếp thu của học sinh.

Nội dung dạy thêm phải cụ thể hóa trong hồ sơ xin cấp phép dạy thêm, học thêm bao gồm: Phân phối chương trình dạy thêm có nội dung chi tiết cùng xét duyệt của lãnh đạo nhà trường; Giáo án dạy thêm của giáo viên; sổ theo dõi tiến trình, nhận xét về chất lượng bài dạy của giáo viên và kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong hoạt động dạy thêm học thêm.

Không xếp thời khóa biểu học thêm vào buổi học chính khóa hoặc giờ học tự chọn; số giờ học thêm không vượt số giờ học chính khóa trong ngày; mỗi học sinh không học thêm quá 5 môn học. .

Không được ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm; học sinh chỉ học thêm khi có nhu cầu, tự nguyện và được gia đình đồng ý. Trường hợp phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.

Không tổ chức lớp học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau. Giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào nguyện vọng học thêm của học sinh theo từng môn học và kết quả xếp loại học lực cuối năm hoặc cuối học kỳ của học sinh để xếp thành các nhóm báo cáo Hiệu trưởng nhà trường để bố trí, sắp xếp các lớp học thêm đảm bảo đúng qui định hiện hành.

Tuân thủ mức trần trong thu phí, tỉ lệ chi cho hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường. Trong đó, 70% chi trả thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giáo viên tham gia giảng dạy phải có kế hoạch chi tiết cho các lớp giảng dạy và được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện;

15% chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường. Công tác chi này phải tuân thủ đúng nguyên tắc tài chính, chi theo kế hoạch quản lý dạy thêm, học thêm và bảng chấm công thống kê số buổi trực của các cán bộ tham gia quản lý;

15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm…

Theo Lập Phương/GD&TĐ

  • Từ khóa

Rớt lớp 10 trường công lập không phải là một thảm họa

Học sinh lớp 9 đối mặt nhiều áp lực trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Tôi muốn kể câu chuyện bản thân mình trưởng thành từ trung tâm giáo dục thường xuyên...
20:28 - 29/04/2024
597 lượt xem

Đào tạo nhân lực sư phạm: Có cần kỳ thi riêng?

Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng cùng các phương thức tuyển sinh khác
12:42 - 29/04/2024
817 lượt xem

Giáo sư hàng đầu thế giới cảnh báo cẩn trọng với việc chạy đua thứ hạng

Giáo sư Lily Kong, Chủ tịch ĐH Quản lý Singapore (SMU) cho rằng, cần cẩn trọng với các bảng xếp hạng đại học bởi nhiều tiêu chí không phản ánh chất lượng...
08:29 - 28/04/2024
1,434 lượt xem

Sinh viên trường được doanh nghiệp "ưng nhất" khó đạt loại khá, giỏi?

Chỉ hơn 66% sinh viên của trường đại học được các nhà tuyển dụng phía Nam "ưng" nhất khi tuyển dụng xếp loại học lực khá, giỏi, xuất sắc.
08:43 - 27/04/2024
2,100 lượt xem

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năm 2024

Bộ Công an ban hành đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh có nguyện vọng đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2024 có căn cứ để nghiên cứu,...
15:33 - 26/04/2024
1,975 lượt xem