11
/
59959
Đào tạo nghiệp vụ sư phạm: Thiếu lượng hay thiếu chất?
dao-tao-nghiep-vu-su-pham-thieu-luong-hay-thieu-chat
news

Đào tạo nghiệp vụ sư phạm: Thiếu lượng hay thiếu chất?

Thứ 4, 11/04/2018 | 11:19:39
574 lượt xem

Thời lượng dành cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong khung chương trình hiện hành của các trường sư phạm liệu có quá ‘lép vế” so với đào tạo chuyên môn? 

bạo lực học đường,tình huống sư phạm,đào tạo sư phạm

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Nghiệp vụ sư phạm chiếm 10%

Khảo sát khung chương trình của một số trường sư phạm lớn nhất nhì cả nước như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM hay các khoa sư phạm của ĐH Hải Phòng có thể thấy thời lượng của các môn Tâm lý học, Kỹ năng giao tiếp sư phạm, Hoạt động nghiệp vụ… chiếm khoảng trên dưới 10% thời lượng tất cả môn học.

Ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học có 204 tín chỉ (gồm cả tín chỉ bắt buộc và tự chọn) được chia thành 2 khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành.

Ở khối kiến thức chung, sinh viên được học 3 tín chỉ môn Tâm lý học (bắt buộc), 1 tín chỉ môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (bắt buộc) và 2 tín chỉ môn Kỹ năng giao tiếp (tự chọn).

Ở khối kiến thức chuyên ngành, các môn Tâm lý học tiểu học, Giáo dục học tiểu học, Sinh lý học trẻ em là những môn học bắt buộc, mỗi môn có 2 tín chỉ. Môn Chuyên đề Tâm lý học tiểu học là môn tự chọn với 2 tín chỉ.

bạo lực học đường,tình huống sư phạm,đào tạo sư phạm

Một số môn học về nghiệp vụ sư phạm trong khung chương trình của ngành Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.

Như vậy, nếu tính cả số tín chỉ tự chọn và bắt buộc thì những môn học dành cho việc đào tạo sinh viên cách thức giao tiếp, xử lý tình huống, nắm bắt tâm sinh lý học sinh chiếm 14 tín chỉ trên tổng số 204 tín chỉ.

Ngoài ra, trường dành 19 tín chỉ cho thực hành, thực tập sư phạm – hoạt động được coi là cơ hội tốt để tăng trải nghiệm, cọ xát thực tế của sinh viên.

Trong khi đó, ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sinh viên được học các môn: Tâm lý học đại cương (2 tín chỉ), Giáo dục học đại cương (2 tín chí), Tâm lý học tiểu học (2 tín chí), Giáo dục học tiểu học (2 tín chỉ), Giao tiếp sư phạm tiểu học (2 tín chỉ), Sinh lý học học sinh tiểu học (2 tín chỉ), Nghiệp vụ sư phạm tiểu học (2 tín chỉ).

Như vậy, nếu tính cả các tín chỉ bắt buộc và tự chọn của khung chương trình chuyên ngành Giáo dục tiểu học, các môn học nhằm trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho sinh viên sư phạm chiếm 14 tín chỉ trên tổng số 135 tín chỉ.

Số tín chỉ dành cho thực tập sư phạm ở trường này là 8 tín chỉ.

bạo lực học đường,tình huống sư phạm,đào tạo sư phạm

Một phần khung chương trình của ĐH Sư phạm TP.HCM

Ở Trường ĐH Hải Phòng, các môn học tương tự ở ngành Giáo dục mầm non (trình độ đại học) chiếm 11/125 tín chỉ, chưa tính các tín chỉ thực tập sư phạm. Ở ngành Giáo dục Tiểu học (trình độ đại học), số tín chỉ dành cho các môn học này là 11/125 tín chỉ, bên cạnh 7 tín chỉ dành cho thực tập sư phạm.

Cần những tình huống thực tế nhiều hơn

"Trường sư phạm có trách nhiệm không nhỏ với sản phẩm lỗi của mình"

Đề xuất sinh viên sư phạm đóng học phí, vay tín dụng

“Nguyên tắc chung trước tất cả các tình huống mà chúng tôi được dạy là phải giữ bình tĩnh, nhắc nhở học sinh, rồi trao đổi lại với phụ huynh. Mặc dù, lý thuyết này hữu ích và đúng trong nhiều trường hợp, nhưng thực tế trên bục giảng thì muôn hình vạn trạng. Làm thế nào để giữ bình tĩnh trước những tình huống khiến giáo viên nổi điên cũng là cả một vấn đề” - một giáo viên chia sẻ.

Một giảng viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, những nội dung trang bị cho sinh viên kiến thức về tâm lý, sinh lý học sinh, cách xử lý các tình huống sư phạm thường được đưa vào các môn như Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sư phạm, Nhập môn nghề giáo và các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

‘Ngoài ra, trong tất cả môn học, các thầy cô đều cố gắng lồng ghép những giá trị đạo đức nghề nghiệp vào bài giảng. Tuy nhiên, phần lớn những nội dung này mới dừng lại ở việc cung cấp lý thuyết tổng thể cho sinh viên, chứ chưa tiếp cận được dưới hình thức các tình huống cụ thể. Việc đưa vào các tình huống và cách xử lý cụ thể còn hạn chế’ – giảng viên này cho hay.

Chia sẻ về chủ đề này, một số giáo viên trẻ đang dạy cấp THCS ở Hà Nội cho hay, ở trường sư phạm đều có dạy những nội dung này, tuy nhiên đa phần là lý thuyết, phương pháp cao xa, thiếu thực tế. Nếu sinh viên sư phạm muốn có nhiều hiểu biết thực tế hơn thì phải trải nghiệm ở những khóa thực tập.

Một giáo viên khác cho rằng, sẽ rất lý tưởng nếu có những cuốn sách, bài giảng thiết thực hơn do chính những giáo viên đứng lớp chia sẻ về các tình huống mà họ gặp phải hằng ngày và gợi ý cách xử lý.

“Hiện tại, nhiều giảng viên sư phạm không phải là người trực tiếp đứng lớp phổ thông. Các thầy cô không biết đến những diễn biến đa dạng xảy ra trong lớp học, vì thế bài giảng trở nên thiếu thực tiễn”.

Giáo viên này cho rằng, thời lượng bài giảng có thể không cần tăng nhưng cần tăng tính thực tiễn, gần gũi của nội dung truyền đạt.

Tuy nhiên, 2 giáo viên trẻ cũng đưa ra một thực tế cần khắc phục ngay, đó là sinh viên sư phạm vẫn còn quá thụ động.

“Nhiều sinh viên sư phạm đến thực tập ở trường chúng tôi quá thụ động, ù lì, chỉ chăm chăm vào kiến thức lý thuyết. Ở trong trường đại học, các bạn hoàn toàn có thể chủ động hỏi các thầy cô bất cứ điều gì, thầy cô đều sẵn sàng giải đáp. Sự năng động, nhanh nhẹn ấy cũng sẽ giúp các bạn linh hoạt trong cách ứng xử, giao tiếp với phụ huynh, học sinh”.

‘Cái tâm của người thầy quan trọng hơn bất cứ giáo trình nào’

bạo lực học đường,tình huống sư phạm,đào tạo sư phạm

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Một giáo viên có thâm niên hơn 20 năm ở TP.HCM chia sẻ, những câu chuyện không hay về cách ứng xử giữa giáo viên với học sinh được báo chí phản ánh gần đây quả thực là những nỗi đau của ngành giáo dục.

“Thực sự, có những người không nên là nhà giáo. Họ đã chọn sai nghề”.

Đó cũng là những tâm sự của các cô giáo trẻ ở Hà Nội.

“Dù chương trình giảng dạy có lý tưởng, sinh viên sư phạm học hành có giỏi giang thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng, là cái tâm của mỗi giáo viên. Nếu người giáo viên thực sự yêu trẻ, muốn dạy trẻ thì sẽ tìm mọi cách để hiểu được các em. Nếu mình làm vì muốn trẻ tốt lên, trẻ sẽ biết. Còn nếu mình làm chỉ vì thành tích của mình thì rất khó để nhận được sự hợp tác của các em. Lớp 6, lớp 7 có thể trẻ không nhận ra, nhưng lên lớp 8, chúng nhận ra ngay các thầy các cô như thế nào với mình”.

“Chúng tôi chưa bao giờ đánh các em hay hành xử như những giáo viên được báo chí phản ánh vừa qua. Không phải vì các em ngoan. Đã có lúc học sinh làm những việc khiến mình cực kỳ tức giận và khó chịu. Nhiều lúc tôi đã muốn giơ tay lên tát các em một cái, nhưng tôi kiềm chế lại vì nghĩ các em chỉ là những đứa trẻ con. Trong đầu tôi luôn nhớ câu nói của giảng viên môn Tâm lý học: Nắm vững được tâm lý học sinh thì sẽ dạy được mọi thứ” – giáo viên trẻ này tâm sự.

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet

  • Từ khóa

Rèn tư duy phản biện

Đối thoại học đường xuất hiện ngày càng phổ biến, không chỉ giữa học sinh và nhà trường mà còn học sinh với lãnh đạo chính quyền địa phương.
16:41 - 12/11/2024
321 lượt xem

Đại biểu Quốc hội đề xuất đưa kinh tế số vào môn học trong chương trình GDPT

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, rất nên đưa kinh tế số vào môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.
14:25 - 12/11/2024
397 lượt xem

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
11:32 - 12/11/2024
444 lượt xem

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào...
09:18 - 12/11/2024
480 lượt xem

Công điện của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chủ động ứng phó bão Yinxing

Ngày 11/11, Bộ GD&ĐT có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc chủ động ứng phó bão Yinxing.
06:48 - 12/11/2024
569 lượt xem