11
/
59829
Nếu rà soát công trình khoa học, số giáo sư bị loại có thể cao hơn
neu-ra-soat-cong-trinh-khoa-hoc-so-giao-su-bi-loai-co-the-cao-hon
news

Nếu rà soát công trình khoa học, số giáo sư bị loại có thể cao hơn

Thứ 7, 07/04/2018 | 09:01:29
735 lượt xem

Bộ Giáo dục cần rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả ứng viên thay vì chỉ 95 người.

TS Lê Dương Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ quan điểm về đợt rà soát công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Lần đầu tiên trong lịch sử, sau khi công bố chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng yêu cầu rà soát. Ngày 2/4, sau gần 2 tháng rầm rộ thẩm tra, 41 hồ sơ bị loại khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Lý do là “không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút”.

Tuy nhiên phải hiểu rằng, 41 người này được lọc từ 95 hồ sơ có dấu hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có đơn khiếu kiện. Nếu rà soát cả 1.226 hồ sơ được xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư như danh sách Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố ban đầu, con số bị loại có thể cao hơn. 

Việc rà soát hồ sơ giáo sư, phó giáo sư lần này mới dừng ở hình thức. Đúng ra, Bộ Giáo dục phải tập trung rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả 1.226 ứng viên đã đúng tiêu chẩn chưa. Việc này tốn công sức, thời gian và đòi hỏi có tổ thẩm tra chuyên môn chất lượng. Có lẽ do Thanh tra Bộ Giáo dục không đủ chuyên môn để làm nên chọn khâu dễ nhất là thẩm tra thủ tục hành chính trong hồ sơ ứng viên.

Quyết định 174 của Thủ tướng không yêu cầu ứng viên phải nộp đầy đủ chứng từ chi tiết như hợp đồng thanh lý môn, kế hoạch giảng dạy… nên thực tế nhiều giảng viên thỉnh giảng không lưu trữ giấy tờ gốc. “Cái sảy nảy cái ung”, một số người vì không còn giấy tờ nên dù có giảng dạy thật vẫn đành chọn cách xin rút hồ sơ và chấp nhận bị "trượt oan".

Đáng lý phải rà soát chất lượng khoa học, trình độ ngoại ngữ của ứng viên giáo sư, phó giáo sư thì Bộ Giáo dục lại đi vào thủ tục hành chính. Ảnh minh hoạ.

Giáo sư, phó giáo sư sau khi được công nhận đạt chuẩn sẽ được các đại học bổ nhiệm.

Tuy nhiên một số ứng viên vì đối phó với thanh tra đã đưa ra những minh chứng giả, dựng lại hồ sơ. Đây là điều không thể chấp nhận của nhà khoa học. Quyết định 174 đặt "trung thực" lên hàng đầu trong danh sách 7 tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư. Như vậy, ngay từ bước làm hồ sơ, những người khai gian đã tự loại mình ra khỏi danh sách xứng đáng được công nhận cho chức danh cao quý giáo sư, phó giáo sư.

Một số người đặt câu hỏi rằng các thầy cô làm thế nào để dạy được học trò về tính trung thực khi bản thân gian dối?

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công khai danh sách 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn. Xã hội từ đó có thể lọc ra chi tiết 41 người bị loại là ai, công tác tại đâu… Những xì xèo, nghi kỵ của người xung quanh là cái giá đắt đỏ hơn việc thuần túy bị hội đồng loại hồ sơ mà ứng viên làm dối giấy tờ phải chịu.

31 đơn vị xác nhận không chính xác cho ứng viên giáo sư, phó giáo sư cũng đang phải trả giá khi bị công khai danh tính và Bộ Giáo dục yêu cầu kiểm điểm, xử lý.

Câu chuyện về xét phong giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có lẽ chỉ đi đến hồi kết khi quy định tiêu chuẩn mới về chức danh giáo sư, phó giáo sư với nội dung phù hợp, được ban hành. Hệ quy chiếu 174 được soạn thảo cách đây 10 năm đã quá lạc hậu, quá thấp để đánh giá về một giảng viên cao cấp với chức danh mà xã hội đề cao là giáo sư, phó giáo sư. Với hơn 1.000 người được công nhận năm nay, nếu áp theo hệ quy chiếu mới với các tiêu chuẩn được nâng cao (dự thảo công bố năm 2017), có lẽ quá nửa sẽ bị loại.

Mong rằng sẽ không còn lần nào nữa việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư gây nghi ngờ cho người dân.

Theo Lê Dương Hà/VnExpress

  • Từ khóa

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023.
18:39 - 22/12/2024
272 lượt xem

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
517 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
816 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
1,010 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
1,505 lượt xem