11
/
58947
'Kể tội' dưới cờ có giúp trò tỉnh ngộ?
ke-toi-duoi-co-co-giup-tro-tinh-ngo
news

'Kể tội' dưới cờ có giúp trò tỉnh ngộ?

Thứ 5, 15/03/2018 | 09:08:25
693 lượt xem

Thi thoảng vào thứ 2 đầu tuần, con trai tôi lại 'ốm đột xuất', hôm thì đau đầu, hôm thì đau bụng để không phải đến trường chào cờ.

Kể tội dưới cờ có giúp trò tỉnh ngộ? - Ảnh 1.

Tranh: Bích Khoa

Con tôi đang học cấp ba, ở nhà cháu rất ngoan và nghe lời bố mẹ nhưng trên lớp thỉnh thoảng cô giáo chủ nhiệm lại phản ánh con đánh lộn, gây sự với bạn bè. Điều này khiến tôi rất đau đầu và tìm cách tháo gỡ nhưng không ăn thua. 

Tôi hỏi thì con hằn học: "Cũng tại thầy hiệu trưởng bêu tên con lên cột cờ, bắt con đứng trên ấy để cả trường nhìn thấy rõ nhất nên con rất xấu hổ và nhục lắm mẹ ạ". 

Nghe con kêu "nhục lắm", là người mẹ, tôi không khỏi xót xa.

Một lúc con lại phân trần: "Thầy cô chả hiểu gì chúng con cả. Cứ thấy có chuyện là phạt mà không tìm hiểu nguyên nhân".

Tôi xoa dịu con nên nói rằng vì muốn con nhìn thấy lỗi của bản thân mà rút kinh nghiệm nên nhà trường mới làm thế. Con chỉ im lặng không nói gì. Cái đáng lo là con vẫn không rút kinh nghiệm mà lại trở nên lì lợm, ít nói và khó bảo hơn trước.

Mỗi khi mắc lỗi, con thường "ốm đột xuất" mỗi sáng thứ 2 để không phải đứng trên cột cờ. Con cho rằng rất xấu hổ khi cả sân trường nhìn vào, chỉ trỏ, cười chê. Con cũng nói, không biết tự khi nào con lại thấy tim đập thình thịch mỗi sáng đầu tuần.

Tôi lo lắng, bởi bị đứng trên cột cờ khiến con tổn thương và sợ hãi đến vậy. Nhất là con cho rằng khi bị bêu trước trường, tất cả mọi người đều cho rằng con là đồ bỏ đi, không muốn chơi cùng và con cảm thấy xấu hổ với các bạn gái. 

Tôi có phản ánh điều này với cô giáo chủ nhiệm với thái độ lo lắng, băn khoăn, nhưng lúc đầu cô giáo cho rằng phụ huynh bênh con, bao che cho con là làm hư con.

Từ câu chuyện của con trai, tôi nhận ra học trò thường dễ nổi loạn nếu như bị bêu xấu trước đám đông. "Kể tội" chưa chắc giúp học trò tỉnh ngộ, tốt lên mà lại vô tình đẩy các em vào trạng thái sợ hãi, tổn thương và làm xấu đi hình ảnh của các em trong mắt bạn bè. 

Đành rằng nội quy trường lớp phải nghiêm khắc, cốt yếu để học trò không mắc lỗi nhưng một chuyện nhỏ mà các em bị "đưa ra ánh sáng" trước trường khiến các em lo sợ những buổi chào cờ có phải là một điểm trừ trong giáo dục hay không?

Theo Phương Linh/Tuổi trẻ

  • Từ khóa

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023.
18:39 - 22/12/2024
146 lượt xem

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
392 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
697 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
891 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
1,377 lượt xem