11
/
58804
Tư vấn tuyển sinh năm 2018: Nhiều thắc mắc của học sinh được tháo gỡ ​
tu-van-tuyen-sinh-nam-2018-nhieu-thac-mac-cua-hoc-sinh-duoc-thao-go
news

Tư vấn tuyển sinh năm 2018: Nhiều thắc mắc của học sinh được tháo gỡ ​

Thứ 2, 12/03/2018 | 08:09:13
414 lượt xem

Những câu hỏi được học sinh đặt ra với các chuyên gia chủ yếu là mô tả kỹ về các ngành đào tạo, so sánh ngành giữa các trường, cơ hội việc làm...

Hôm nay (11/03), tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra Ngày hội Tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp năm 2018. Tại ngày hội này, các chuyên gia tư vấn và cán bộ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh về chọn trường, chọn ngành, những thay đổi trong quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn học sinh của các trường THPT tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã đến để nghe tư vấn và tiếp cận thông tin từ các trường. 150 gian hàng tư vấn của các trường đã cung cấp cho học sinh những thông tin đầy đủ nhất về ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, điểm trúng tuyển qua các năm... nên các học sinh và phụ huynh dễ dàng tìm kiếm thông tin.

tu van tuyen sinh nam 2018: nhieu thac mac cua hoc sinh duoc thao go ​ hinh 1

PGS Trần Văn Tớp tư vấn trực tiếp cho các bạn học sinh 

Em Lê Mai Hạnh, học sinh trường THPT Thăng Long (Hà Nội) và Hoàng Thị Tâm, học sinh lớp 12, trường THPT A Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) cho biết, bản thân các em định thi Ban D, dự định học ngành maketing và quan hệ công chúng. Qua tư vấn, các em đã tìm hiểu cặn kẽ về trường, về các ngành chất lượng cao, ngành chính quy, về học phí, chương trình dạy học.

"Em thấy các trường tư vấn rất nhiệt tình. Em thích trường Đại học sư phạm và trường Nông nghiệp. Em thấy rất vui vì đến đây không chỉ có trường mà em quan tâm mà có thêm rất nhiều trường khác tư vấn cho em những thông tin để em đưa ra được lựa chọn đúng đắn, phù hợp với bản thân mình nhất"-em Hoàng Thị Tâm nói.

Những câu hỏi được học sinh đặt ra với các chuyên gia chủ yếu là mô tả kỹ về các ngành đào tạo, so sánh khi cùng một ngành nhưng các trường đào tạo khác nhau như thế nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường...

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh và hỗ trợ việc làm, Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, hầu hết học sinh muốn khi tốt nghiệp ra trường làm việc ở Thủ đô và các tỉnh lân cận.

Cũng theo ông Tuấn, đa số các em rất mơ hồ, chưa biết chọn ngành nghề, hay chọn trường nào.

"Với vai trò tư vấn tuyển sinh, mình giải thích vấn đề gì các em chưa rõ để các em chọn đúng ngành nghề mình yêu thích, các em chọn đúng sở trường của mình"-ông Tuấn nói.

Một vấn đề nữa cũng được các thí sinh quan tâm, đó là Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo sư phạm năm nay.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, phương thức thi, tuyển sinh sẽ giữ ổn định trong ba năm tới. Tuy vậy, thi và tuyển sinh năm nay có một số điểm thay đổi mà thí sinh cần lưu ý đó là: điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển chỉ còn 0,25 điểm, giảm đi một nửa so với năm ngoái; Bộ không quy định “điểm sàn” cho các ngành đào tạo, trừ ngành đào tạo sư phạm; điểm xét tuyển năm nay được làm tròn đến 2 chữ số thập phân thay vì làm tròn đến 0,25 điểm như trước đây.

"Năm nay chúng tôi yêu cầu bắt buộc các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp của 2 năm trước. Đó là thông tin hữu ích cho các em, các em có thể tham khảo để biết rằng ngành nào và trường nào thì những ngành đó có chất lượng và tất nhiên các em có thể kiểm chứng lại thông tin của những trường này để đảm bảo độ tin cậy cho các thông tin tham khảo của mình."- bà Phụng cho biết.

Bà Phụng cũng khẳng định, thông tin trên mạng xã hội mấy ngày nay về việc thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần phải đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT là không đúng. Công thức tính điểm xét tốt nghiệp năm 2018 không thay đổi so với năm 2017. Mức điểm xét tốt nghiệp 5.0 điểm được tính là điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia (đăng ký để xét tốt nghiệp) cộng với điểm trung bình các môn học lớp 12 chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên như năm 2017./.

Theo Minh Hường/VOV1

  • Từ khóa

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023.
18:39 - 22/12/2024
30 lượt xem

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng.
07:51 - 22/12/2024
282 lượt xem

Bạo lực súng đạn đe dọa trường học ở Mỹ

Bạo lực súng đạn tại các trường học ở Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19.
20:03 - 21/12/2024
580 lượt xem

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn...
10:25 - 21/12/2024
771 lượt xem

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Sở GD-ĐT Phú Thọ vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy.
16:20 - 20/12/2024
1,252 lượt xem